Thứ Ba, 27/06/2017 13:50

Thêm 3 di tích được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh

3 di tích được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh lần này đó là: Di tích Lăng mộ và nhà thờ Trần Đình Bá, Địa điểm Lùm Chánh Đông, Châu Hương Viên - ngôi nhà cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị.

Hiểu cảm xúc du khách để làm du lịch tốt hơnGiáo dục di sản trong trường họcBảo vệ di sản trước biến đổi khí hậu: Cần sự tham gia của cộng đồngDi tích chờ bảo vệ, đầu tư tôn tạo

Châu Hương Viên - ngôi nhà cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị được công nhận di tích trong đợt này

Ngày 27/12, UBND tỉnh cho biết đã ban hành 3 quyết định về việc công nhận thêm 3 di tích lịch sử cấp tỉnh nói trên.

Cụ thể, Di tích lịch sử lăng mộ và nhà thờ Trần Đình Bá là công trình tiêu biểu gắn với cuộc đời và sự nghiệp vị quan đại thần thanh liêm của triều Nguyễn, được bảo tồn khá nguyên vẹn ở vùng nông thôn đồng bằng các huyện Quảng Điền và Phong Điền, nơi thường xuyên diễn ra những nghi thức tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên của dòng họ, giữ cho con cháu các thế hệ mai sau ý thức hướng về cội nguồn quê cha, đất tổ.

Di tích này hiện nay còn lưu giữ được nhiều tài liệu Hán Nôm như bài vị, hoành phi, câu đối… đã phản ánh lên được tính chất của một dòng họ, ở một vùng quê có bề dày truyền thống văn hóa, truyền thống nghề rèn làng Hiền Lương. Đây chính là nguồn tài liệu quý giá về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật... giúp cho các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về cội nguồn lịch sử, văn hóa của cha ông để lại.

Ưng Bình Thúc Giạ Thị  (1877 - 1961) là một nhà thơ nổi tiếng của xứ Huế và là nhà soạn tuồng tài ba. Không chỉ là nhà thơ, nhà soạn tuồng nổi tiếng, Ưng Bình còn là người có công lao to lớn trong việc hình thành và phát triển ca Huế thính phòng. Nhờ những sáng tác, những làn điệu hò ca Huế của ông mà sinh hoạt ca Huế của người dân xứ Huế trở nên đặc sắc và được duy trì và phát triển cho đến ngày nay.

Châu Hương Viên là địa điểm ghi dấu về Ưng Bình, một địa chỉ văn hóa Huế, đặc biệt đối với những nghệ sĩ và người yêu ca Huế. Chính nhờ những vị quan có tấm lòng yêu dân, yêu nước mà nghệ thuật truyền thống của cha ông ta mới được bảo tồn và phát huy cho tới nay.

Lùm Chánh Đông là một minh chứng tiêu biểu về căn cứ giữa đồng bằng, là vùng trọng yếu án ngữ cửa ngõ phía Nam TP.  Huế. Nơi đây, có nhiều cây bụi rậm, vùng sình lầy, trải dọc theo con sông Như Ý thuận lợi cho việc “đứng chân bám trụ” của cán bộ và các lực lượng vũ trang từ miền núi về đồng bằng, chỉ đạo phong trào cách mạng và thực hiện kế hoạch tác chiến, đồng thời đây cũng là vị trí tập kết lực lượng từ đồng bằng trước khi lên chiến khu miền núi.

Căn cứ cách mạng Lùm Chánh Đông là căn cứ ở đồng bằng, đây là “căn cứ của lòng dân”, nếu không có căn cứ này thì không thể nào bám sát lưng địch, chính những căn cứ ở đồng bằng đã tạo điều kiện thuận lợi cho ta trong việc tổ chức các mũi tấn công. Đây còn là địa danh ghi dấu về những chiến công oanh liệt, những tấm gương anh dũng, thể hiện tinh thần chiến đấu ý chí kiên cường, bất khuất của quân và dân ta.

Tin, ảnh: P. Thành

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng
Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Lộc cùng Ban Tuyên giáo Thành ủy Huế, Ban Tuyên giáo Thị ủy Hương Thủy và Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế vừa tổ chức họp bàn kế hoạch chuẩn bị tổ chức Hội thảo khoa học về địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng ở thôn Hòa Vang, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc.

TP Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích
TP. Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn, đồng thời đảm bảo tính pháp lý và khoa học của hồ sơ di tích, UBND TP. Huế sẽ phối hợp với Bảo tàng Lịch sử tỉnh và UBND các phường, xã khảo sát, thống nhất phương án điều chỉnh hồ sơ một số di tích đã được xếp hạng.

Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng
Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng

Thời gian qua, bên cạnh gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, danh nhân… thị xã Hương Trà còn quan tâm trùng tu, sửa chữa những di tích đình làng đã xuống cấp, cần cấp thiết bảo tồn.

Trao đổi, công nhận tín chỉ lẫn nhau Nói dễ, làm khó
Trao đổi, công nhận tín chỉ lẫn nhau: Nói dễ, làm khó

Dù thấy lợi ích và đã có quy chế từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhưng trên thực tế, số trường tham gia công nhận tín chỉ đào tạo chưa nhiều. Ngay trong chính các đại học (ĐH) hay các trường trong khu vực, vấn đề này vẫn dừng lại ở chuyện “nói dễ, làm khó”.