Thứ Bảy, 03/06/2017 13:15

Giáo dục di sản trong trường học

Nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ chương trình hợp tác giáo dục di sản văn hóa Huế tại các trường học trên địa bàn.

Ký kết hợp tác đưa di sản văn hóa vào trường họcĐưa ca Huế vào học đường: Sự chuẩn bị cho tương laiĐưa di sản ca Huế vào trường họcGiáo viên giao lưu cùng nghệ nhân ca Huế

Học sinh Trường THCS Nguyễn Tri Phương biểu diễn ca Huế

Huế là mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời. Cố đô Huế là nơi duy nhất ở Việt Nam còn bảo lưu được khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật cung đình, hệ thống thành quách, cung điện, đền đài, lăng tẩm... Cố đô Huế cũng là địa danh nổi tiếng với 5 di sản của triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới (Quần thể Di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Việt Nam, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế).

Nội dung chương trình hợp tác liên ngành về giáo dục di sản văn hóa tại các trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được xác định rõ qua 4 nội dung lớn: Biên soạn các loại hình tài liệu giới thiệu về di sản văn hóa Huế dùng cho học sinh; xây dựng chuyên đề học tập lịch sử tại khu di sản văn hóa Huế; xây dựng các chương trình hoạt động tìm hiểu, khám phá, tương tác các loại hình di sản cho học sinh các cấp; tổ chức các cuộc thi học sinh tìm hiểu di sản văn hóa Huế.

Để chương trình thiết thực và mang lại hiệu quả, tôi xin được chia sẻ một số ý kiến sau:

Thứ nhất, tài liệu giới thiệu về di sản văn hóa Huế dùng cho học sinh là thứ “cẩm nang” rất cần cho mọi lứa tuổi học sinh. Việc xây dựng tài liệu giới thiệu về các di sản là việc làm cần thiết, tuy nhiên cần phải được biên soạn phù hợp với từng cấp học, kèm hình ảnh đẹp về di sản văn hóa Huế.

Thứ hai, xây dựng chuyên đề học tập lịch sử tại khu di sản văn hóa Huế nhằm gắn việc học lịch sử với thực tế, tránh lối học thiên về lý thuyết, nhàm chán khiến cho học sinh “chán” môn học này. Thiết nghĩ, đây là phần nội dung rất thú vị và hấp dẫn, khiến cho học sinh yêu thích.

Thứ ba, nội dung xây dựng các chương trình hoạt động tìm hiểu, khám phá, tương tác các loại hình di sản cho học sinh các cấp khá đa dạng và phong phú (di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu...). Bên cạnh việc tổ chức cho học sinh các hoạt động trải nghiệm để tìm hiểu, khám phá các di sản văn hóa cần phải đặt ra yêu cầu đối với các em.

Thứ tư, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di sản văn hóa Huế là việc nên làm thường niên. Có thể tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi tìm hiểu về di sản văn hóa, cuộc thi hùng biện về di sản văn hóa, về ý tưởng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Huế... Đây vừa là sân chơi rất bổ ích cho các em, vừa có ý nghĩa giáo dục di sản văn hóa thiết thực, hiệu quả.

Đưa di sản văn hóa Huế vào trường học là việc làm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhưng vẫn còn không ít khó khăn, thách thức đối với các nhà quản lý giáo dục, văn hóa… đặc biệt là đội ngũ giáo viên. Vì thế, chương trình của liên ngành về giáo dục di sản văn hóa Huế cần được triển khai có chiều sâu ở tất cả các trường học trên địa bản tỉnh, cũng như tìm được sự đồng thuận, quan tâm và quyết tâm của đội ngũ giáo viên, phụ huynh và các ban ngành của tỉnh.

Bài, ảnh: TS. Nguyễn Thị Hoa Phượng

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dập bản Cửu đỉnh
Dập bản Cửu đỉnh

Để lưu trữ bản gốc của Cửu đỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã sao chép Cửu đỉnh bằng phương pháp dập bản. Tư liệu này cũng là “khuôn” để đúc Cửu đỉnh trong trường hợp cần làm một phiên bản.

Trồng cây tạo nguồn gỗ quý để trùng tu di tích
Trồng cây tạo nguồn gỗ quý để trùng tu di tích

Hưởng ứng Tết trồng cây và chủ trương trồng một tỷ cây xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động nhằm triển khai thực hiện chương trình “Vì một Việt Nam xanh” trong năm 2023, ngày 31/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức hoạt động Tết trồng cây tại lăng vua Thiệu Trị.

Hạ nêu, khai ấn cung chúc tân xuân
Hạ nêu, khai ấn cung chúc tân xuân

Đánh dấu kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, sáng mùng 7 Tết (nhằm ngày 28/1), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân xuân tại Triệu Miếu và Thế Miếu - Đại Nội.

Khai thác lợi thế, giá trị đặc thù của di sản
Khai thác lợi thế, giá trị đặc thù của di sản

Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành, chỉnh trang cảnh quan, chấn chỉnh môi trường du lịch, phát triển dịch vụ trên cơ sở phát huy giá trị di tích…là những nhiệm vụ được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đặt ra tại hội nghị triển khai công tác năm 2023, diễn ra sáng 29/12.