Thứ Ba, 16/05/2017 13:03

Thêm nhiều chính sách an sinh, phát triển kinh tế - xã hội

Tại kỳ họp bất thường lần thứ V, HĐND khóa VII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 diễn ra ngày 16/11, các đại biểu thảo luận về việc phê duyệt nhiều nghị quyết liên quan đến an sinh và phát triển kinh tế - xã hội; trong đó có chủ trương đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía bắc Hương Sơ khu vực 3 và khu vực 4; hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

HĐND tỉnh phát động ủng hộ người nghèo thuộc Dự án di dời tái định cư, giải phóng mặt bằng Kinh thành HuếLần đầu tiên tổ chức kỳ họp HĐND không giấy tờNhiều ý kiến được cử tri Hương Thủy đóng góp trước Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VIIHạ tầng thiết yếu được cử tri Hương Thủy quan tâmNông thôn mới phải là nơi có môi trường, làng quê đáng sống

HĐND tỉnh biểu quyết thông qua các nghị quyết tại kỳ họp

Mở rộng khu hạ tầng kỹ thuật bắc Hương Sơ

Theo tờ trình của UBND tỉnh, Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía bắc Hương Sơ khu vực 3 và khu vực 4 được thực hiện nhằm mục tiêu tạo quỹ đất tái định cư giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ Dự án Di dời dân cư (TĐC) tại khu vực I di tích kinh thành Huế; đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân về nơi ở mới. Vì vậy, việc triển khai các dự án trong giai đoạn hiện nay là cần thiết theo chủ trương của tỉnh và của Chính phủ.

Qua thẩm tra, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh nhận thấy, đối chiếu với các quy định hiện hành về đầu tư công, các dự án này có tổng mức đầu tư từng dự án lần lượt là 131,221 tỷ đồng (9,16ha) và 131,685 tỷ đồng (8,76ha), được phân loại là dự án nhóm C trọng điểm sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án này thuộc thẩm quyền HĐND tỉnh (theo Điều 29 Luật đầu tư công). Do đó, việc UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án là cần thiết và đúng với quy định của pháp luật.

Về nội dung, quy mô, dự án đã được khảo sát, đánh giá, tính toán kỹ lưỡng nội dung và quy mô đầu tư theo đúng quy định; các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan đã cho ý kiến bằng văn bản và được chủ đầu tư tiếp thu, hoàn chỉnh trong dự án. Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đã tổ chức thẩm định dự án, đảm bảo đủ điều kiện để trình HĐND tỉnh xem xét, cho ý kiến.

Để tạo cơ sở pháp lý cho UBND tỉnh thực hiện các bước tiếp theo, Ban kinh tế - Ngân sách đề nghị HĐND tỉnh xem xét, thống nhất phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Đây là dự án cấp thiết, cần hoàn thành các thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt quyết định đầu tư theo quy định mới đủ điều kiện để bố trí vốn khởi công mới, vì vậy, sau khi HĐND tỉnh thống nhất phê duyệt chủ trương đầu tư, đề nghị UBND tỉnh tổng hợp trình HĐND tỉnh xem xét, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định của pháp luật về đầu tư công; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đảm bảo theo đúng kế hoạch đề ra.

Hỗ trợ 6 tỷ đồng phát triển nông nghiệp

Trang trại tổng hợp Hoàng Bằng với vốn đầu từ gần 200 tỷ đồng, được nhà nước hỗ trợ 3,77 tỷ đồng để phát triển sản xuất

Theo UBND tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế được Trung ương thông báo hỗ trợ 6 tỷ đồng cho 3 dự án nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Bao gồm, Dự án Đầu tư trang trại chăn nuôi lợn thịt thương phẩm tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, có tổng mức đầu tư 22,5 tỷ đồng, xây dựng và hoàn thành đi vào hoạt động năm 2014-2015, dự án được hỗ trợ 3 tỷ đồng (Trung ương 1,8 tỷ đồng, địa phương 1,2 tỷ đồng); Dự án Đầu tư xây dựng khu trang trại chăn nuôi tập trung, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, có tổng mức đầu tư 13,5 tỷ đồng, xây dựng và hoàn thành đi vào hoạt động năm 2014-2015, được hỗ trợ 4 tỷ đồng đồng (Trung ương 2,4 tỷ đồng, địa phương 1,6 tỷ đồng); Dự án Trang trại tổng hợp Hoàng Bằng có tổng mức đầu tư 199,5 tỷ đồng, xây dựng và hoàn thành đi vào hoạt động năm 2014-2015, được hỗ trợ 3,77 tỷ đồng (Trung ương hỗ trợ 2,77 tỷ đồng, địa phương 1 tỷ đồng).

Như vậy, số vốn ngân sách địa phương cam kết hỗ trợ cho 3 dự án trên là 3,8 tỷ đồng, đến nay tỉnh chỉ mới bố trí 600 triệu đồng. Để có cơ sở bố trí vốn ngân sách địa phương hỗ trợ cho các dự án trên theo đúng quy định, UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh bổ sung 3,2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh vào kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 tỉnh để hỗ trợ cho 3 dự án nêu trên.

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu cho rằng việc bổ sung nguồn vốn này là phù hợp, đúng quy định, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất. Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng, đối với 2 tỷ đồng hỗ trợ phát triển thị trường, đào tạo nguồn nhân lực, UBND tỉnh cần bổ sung vào nguồn sự nghiệp ngân sách tỉnh, đồng thời giải ngân theo tiến độ thực hiện doanh nghiệp. Đối vói số tiền 1,8 tỷ đồng Trung ương hỗ trợ trang trại tổng hợp Hoàng Bằng, hiện chưa có nên đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chuyên môn đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí theo quy định.

Đưa các nghị quyết sớm đi vào cuộc sống

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu (bìa phải) và Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ (bìa trái) tặng hoa chúc mừng các thành viên UBND tỉnh vừa được kiện toàn

Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh đã xem xét thông qua 10 nghị quyết liên quan đến  kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, HĐND tỉnh tổ chức lễ phát động ủng hộ quỹ vì người nghèo thuộc dự án di dời tái định cư, giải phóng mặt bằng Kinh thành Huế và kiện toàn nhân sự Ủy viên UBND tỉnh.

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu cho rằng, các nghị quyết và chủ trương vừa được HĐND tỉnh thông qua đã kịp thời thể chế hóa các quy định của Trung ương, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của địa phương, tạo cơ sở pháp lý cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện.

“Để thực hiện tốt các nghị quyết và chủ trương của HĐND tỉnh, ngay sau kỳ họp này, ông Lê Trường Lưu đề nghị UBND tỉnh khẩn trương ban hành các quyết định cụ thể để triển khai thực hiện. Đề nghị Thường trực, các Ban HĐND, các đại biểu HĐND tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Ủy ban MTTQ các cấp tăng cường các hoạt động giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết để các nghị quyết này sớm đi vào cuộc sống”- Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trưởng Lưu nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Thái Bình

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển
Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển

Sáng 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - Quốc hội khóa XV do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực giáo dục (GD), đào tạo (ĐT), văn hóa (VH), du lịch (DL).

Chuyển nước từ sông Bồ sang sông Hương để cắt lũ
Chuyển nước từ sông Bồ sang sông Hương để cắt lũ

Đó là đề xuất của ngành xây dựng và nông nghiệp đã được Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương ghi nhận, chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu và sẽ sớm trình HĐND tỉnh đề án thực hiện xây dựng kênh dẫn dòng nước từ sông Bồ sang sông Hương tại khu vực xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền nhằm cắt lũ cho vùng hạ du.

Chất vấn và trả lời chất vấn  Nóng dự án chậm tiến độ, ách tắc giao thông, dịch chuyển nhân lực y tế
Chất vấn và trả lời chất vấn: ''Nóng" dự án chậm tiến độ, ách tắc giao thông, dịch chuyển nhân lực y tế....

Quy hoạch chung của tỉnh và một số quy hoạch ngành chưa được phê duyệt dẫn đến các dự án (DA) chậm tiến độ; ngập cục bộ tại các địa phương khi mưa to; ách tắc giao thông và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; dịch chuyển nhân lực y tế từ công sang tư; thiếu thiết chế văn hóa; thiếu giáo viên là những vấn đề “nóng” được chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa VIII, diễn ra chiều 9/12.