Chủ Nhật, 09/09/2012 11:51

Thoát nghèo nhờ mướp đắng trái vụ

Đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng chính vụ, mướp đắng trái vụ đã giúp nông dân Quảng Điền thoát nghèo, tiến đến làm giàu.

Mướp đắng trái vụ tại xã Quảng Thọ

 

Trước đây, gia đình ông Văn Đức Cường (thôn Tây Hoàng, xã Quảng Thái) trồng mướp đắng chính vụ và rau màu nên mức thu nhập khá thấp. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi đưa vào trồng thử nghiệm, 6 năm qua, với 4 sào mướp đắng, mùa trái vụ gia đình ông có thu nhập trên 30 triệu đồng, cao hơn nhiều so với trồng các loại cây khác trên vùng đất cát xã Quảng Thái.

Theo ông Cường, trồng mướp đắng trái vụ gặp rất nhiều khó khăn so với trồng chính vụ do thời điểm trồng diễn ra từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khi mà thời tiết diễn biến phức tạp, khó chăm sóc, nhưng bù lại giá bán ra khá cao.
Sau khi trồng trái vụ, gia đình sẽ tiếp tục trồng chính vụ và trồng hoa màu, các diện tích sẽ được trồng luân phiên quanh năm, nhờ vậy mức thu nhập được nâng lên, gia đình từng bước thoát nghèo vươn lên làm giàu, ông Cường phấn khởi cho biết.
Từ hiệu quả trồng mướp đắng trái vụ của gia đình ông Cường khi bình quân mỗi ha mướp đắng cho thu nhập trên dưới 80 triệu đồng, hiện nay ở thôn Tây Hoàng đã có 30 hộ trồng mướp đắng trái vụ. Ngoài ra, các xã Quảng Lợi, Quảng Thọ và thị trấn Sịa cũng đã chuyển đổi một số diện tích đất kém sản xuất sang trồng mướp đắng trái vụ, tiêu biểu là gia đình anh Nguyễn Văn Thanh (thôn Phước Yên – xã Quảng Thọ) đã đưa vào trồng 1.000m2 loại cây này.
Hiện, toàn huyện Quảng Điền đưa vào trồng 22 ha tập trung ở các xã Quảng Thái, Quảng Thọ, thị trấn Sịa và Quảng Lợi. “Với mong muốn xây dựng thương hiệu cho cây mướp đắng và vươn ra thị trường trong, ngoài tỉnh, dự kiến Quảng Điền phát triển thêm 10ha mướp đắng trái vụ vào năm 2016”, ông Hoàng Vọng - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.
Công Cường
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.