Thứ Năm, 09/04/2020 20:25

Thừa Thiên Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2022

Ngày 9/10, tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số (CĐS) Việt Nam (VietNam Digital Awards – VDA) 2022 diễn ra ở Hà Nội, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế (IOC) vinh dự giành được Giải thưởng CĐS Việt Nam 2022 ở hạng mục Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp CĐS xuất sắc.

HUE-S đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi sốChia sẻ chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sốChuyển đổi số tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệpKiến tạo mô hình chuyển đổi số cấp tỉnh điển hình, chung tay phát triển quốc gia sốChuyển đổi số là động lực phát triển kinh tế - xã hộiTầm nhìn để doanh nghiệp chuyển đổi sốCông điện của Thủ tướng về triển khai công tác đặc xá năm 2022

Giám đốc IOC Huế Bùi Hoàng Minh lên bục nhận giải thưởng​. Ảnh: Sỹ Nguyễn 

Vietnam Digital Awards (VDA) là Giải thường niên của Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA), do bộ Thông tin và Truyền thông bảo trợ nhằm tôn vinh các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhân tiêu biểu có đổi mới xuất sắc trong việc cung cấp, ứng dụng công nghệ số vào các nhiệm vụ quản lý hành chính, kinh doanh, dịch vụ; góp phần thúc đẩy phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam. Từ năm 2022, Giải thưởng CĐS Việt Nam là hoạt động thiết thực, ý nghĩa hưởng ứng Ngày CĐS Quốc gia (10/10).

Ban Tổ chức đã chọn ra 49 cái tên xứng đáng nhất để vinh danh tại lễ trao giải VDA 2022 ở 5 hạng mục. 

Nền tảng số hóa dùng chung tỉnh Thừa Thiên Huế với tên miền https://sohoa.thuathienhue.gov.vn/là một nền tảng số dùng chung hình thành kho dữ liệu số toàn tỉnh, cho phép thu thập, trích xuất, chuyển đổi, chuẩn hóa, lưu trữ, quản lý; từ đó phục vụ triển khai Chính quyền số và dịch vụ đô thị thông minh, hệ thống làm việc với đa dạng loại dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau có khả năng tuỳ biến linh hoạt phục vụ đa dạng các loại hình dữ liệu; thao tác tạo lập đơn giản giúp các ngành dễ triển khai số hoá dữ liệu theo các nhu cầu khác nhau; đáp ứng giải quyết cả dữ liệu quy trình lẫn dữ liệu chuyên ngành.

Nền tảng số hóa dùng chung tỉnh Thừa Thiên Huế được thiết kế, xây dựng và phát triển bao gồm 4 phân hệ chính gồm: Dữ liệu chuyên ngành, dữ liệu quy trình, dữ liệu khảo sát và dữ liệu Dịch vụ công...

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có gần 30.000 cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan trên địa bàn tỉnh đang sử dụng nền tảng số hoá. Việc xây dựng, phát triển và đưa vào vận hàng nền tảng số hóa dùng chung tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những nhiệm vụ cấp thiết, là bước quan trọng hàng đầu trong tiến trình CĐS nói chung và công tác CĐS tại mọi cơ quan đơn vị nói riêng.

Thái Bình

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Khởi động dự án về liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam
Khởi động dự án về liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam

Là đại diện duy nhất tại Việt Nam tham gia đồng trưởng điều hành dự án “DIGI: ĐỔI” - Liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam, ngày 14/2, Trường ĐH Phú Xuân phối hợp cùng Trường ĐH Liverpool John Moores và Hội đồng Anh British Council (đơn vị tài trợ) tổ chức chương trình khởi động dự án, với sự tham gia của hơn 60 trường ĐH, cao đẳng và THPT trên toàn quốc.

Chuyển đổi số Tư duy, hành động mới
Chuyển đổi số: Tư duy, hành động mới

Tại Thừa Thiên Huế, chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động của nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN), địa phương đang có nhiều chuyển biến hiệu quả, thích ứng với tình hình thực tế.