Thứ Hai, 26/09/2022 04:46

Thúc đẩy phát triển nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân

Chiều ngày 23/9, đồng chí Nguyễn Ngọc Kỳ, Viện trưởng Viện NCPT kinh tế - xã hội Hà Nội chủ trì buổi làm việc với Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông về phát triển Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân. Cùng dự có Phó Viện trưởng Võ Hải Long; đại diện Sở Thông tin và Truyền thông và tập thể cán bộ Phòng Nghiên cứu Tổng hợp.
 

Viện trưởng Nguyễn Ngọc Kỳ chủ trì buổi làm việc

Theo Quyết định số 186/QĐ-BTTTT, ngày 11/02/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông, nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân là 1 trong 35 nền tảng số quốc gia thuộc "Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số" (Quyết định số 186/QĐ-BTTTT, ngày 11/02/2022); là kênh độc lập thu thập, tổng hợp ý kiến phản ánh, đánh giá của người dân liên quan đến mọi vấn đề đời sống kinh tế, xã hội. Cơ quan nhà nước thu thập, đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng các dịch vụ công; thu thập các ý kiến góp ý về các chính sách quản lý đã hoặc chuẩn bị ban hành. Nền tảng triển khai tập trung nhưng các bảng khảo sát, câu hỏi xin ý kiến người dân có thể đưa vào từng dịch vụ công, từng nền tảng, tiếp cận đến từng người dân để thu thập thông tin đã được cá thể hóa.

 

Giới thiệu N ền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân

Tại buổi làm việc, Đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông đã giới thiệu Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân, do Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ quản; Đơn vị đầu mối thúc đẩy: Cục Tin học hóa, với mục tiêu: triển khai được một số biểu mẫu chuyên nghiệp có nhiều tính năng; giao diện thân thiện, dễ dàng tiếp cận; có thể triển khai trên quy mô rộng và đáp ứng nhu cầu nhiều người đồng thời sử dụng; hệ thống báo cáo tổng hợp số liệu kịp thời; đảm bảo an toàn thông tin. Đồng thời, các đại biểu tham dự buổi làm việc tập trung trao đổi, thảo luận về các phương án triển khai khảo sát phù hợp đối với từng đối tượng; ý tưởng phát triển nền tảng.

Trước đó, ngày 13/5/2022, Viện NCPT kinh tế - xã hội Hà Nội chủ trì, trao đổi, làm việc với Cục Tin học hóa (nay là Cục Chuyển đổi số quốc gia), Bộ Thông tin và Truyền thông về xây dựng và phát triển "nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân". Ngày 09/6/2022, tại Công văn số 2224/BTTTT-THH của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc tập trung thúc đẩy sử dụng các nền tảng số trên địa bàn trong năm 2022 thông tin "đã và đang triển khai Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân tại địa chỉ: https://form.gov.vn và đề nghị các bộ, ngành, địa phương xem xét sử dụng Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân để phục vụ công tác khảo sát, thay vì sử dụng các nền tảng tương tự của nước ngoài (ví dụ, Google Form), tránh lộ lọt dữ liệu cá nhân của người dân, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh mạng".

Kết thúc buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Ngọc Kỳ đánh giá cao Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân, do Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ quản; Đơn vị đầu mối thúc đẩy: Cục Tin học hóa. Viện trưởng chỉ đạo các cá nhân, đơn vị thuộc Viện NCPT kinh tế - xã hội Hà Nội được giao nhiệm vụ phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục tham gia xây dựng, hoàn thiện Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân, trong đó, chú trọng nghiên cứu các điều kiện và lộ trình triển khai phát triển tại thành phố Hà Nội trong thời gian tới./.

Thực hiện: Phòng NC Tổng hơp
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.