Thứ Bảy, 05/06/2010 05:49

Thương hiệu thanh trà Phong Thu

Những năm gần đây, cây thanh trà đã cho thu nhập ổn định đối với người nông dân ở xã Phong Thu, huyện Phong Điền. Đây được xem là loại cây "chủ lực", đặc sản của huyện.

Cho thu nhập ổn định...

 

Chị Lê Thị Thắm, thôn Vân Trạch Hòa chỉ vườn cây thanh trà, nói như khoe: Năm nay, cây thanh trà cho nhiều quả hơn những năm trước. Điều này, cũng đồng nghĩa với việc tăng thêm thu nhập cho gia đình. “Nếu như năm ngoái, 25 gốc thanh trà chỉ cho thu nhập 9 triệu đồng, năm nay con số đó tăng lên 15 triệu đồng”.

 

Chất lượng thanh trà Phong Thu không thua kém gì so với thanh trà ở các vùng quê khác

 

 

Không phải chỉ riêng gì vườn thanh trà của chị Lê Thị Thắm, mà ở Phong Thu có rất nhiều vườn cây thanh trà phát triển tốt, năng suất cao, mang lại thu nhập cho người dân khá ổn định.

 

Anh Trần Thanh Viết, một trong những gia đình có vườn cây thanh trà lâu năm nhất cho biết: Năm 1999, gia đình tui đã đầu tư vào trồng cây thanh trà. Lúc đầu cũng băn khoăn lắm. Liệu cây thanh trà có trụ vững trên vùng đất Phong Thu? Câu hỏi ấy cứ làm tui trăn trở hoài. Ngoài những kiến thức có sẵn, tui tìm cách tiếp cận cán bộ khuyến nông, khuyến lâm để học hỏi, nhờ tư vấn thêm. Chỉ sau hơn 10 năm, cây thanh trà vẫn là cây “chủ lực” của gia đình”.

 

Phong Thu hiện có đến 80% gia đình trồng cây thanh trà trong vườn, nhiều nhất vẫn là thôn Vân Trạch Hòa. Vườn thanh trà của anh Trần Thanh Viết được xem là một trong những vườn cây lâu năm nhất. Hàng năm, từ 30 gốc thanh trà của gia đình anh mang lại thu nhập từ 18 đến 20 triệu đồng. Riêng năm 2012, anh Viết đã thu được hơn 30 triệu đồng.

 

Theo số liệu của UBND xã Phong Thu, toàn xã có 60 ha thanh trà; trong đó, có 40 ha đã cho thu hoạch. Bình quân mỗi năm, một sào thanh trà đạt doanh thu 5 triệu đồng. “Số tiền thu nhập từ loại cây ăn quả đặc sản này chiếm 1/3 tổng thu nhập kinh tế vườn của xã Phong Thu”. Ông Nguyễn Văn Lịch, Chủ tịch UBND xã Phong Thu khẳng định.

 

Để cây thanh trà phát triển bền vững

 

Mục tiêu của xã cũng như huyện là, khẳng định thương hiệu cây thanh trà Phong Thu. Huyện Phong Điền chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện xây dựng mô hình thâm canh cây thanh trà ở Phong Thu.

 

Ông Trần Ngọc Lộc, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền cho biết: Phòng đã cử cán bộ khuyến nông, khuyến lâm về cùng với bà con để hướng dẫn kỹ thuật trồng mới, kỹ thuật tạo tán tỉa cành, triển khai trồng dặm; tìm cách tháo gỡ khó khăn, giúp người dân khắc phục diện tích chết; tập huấn tại vườn các khâu kỹ thuật về bón phân; kịp thời phát hiện và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh; hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, tăng khả năng đậu quả để từng bước phát triển thâm canh cây thanh trà theo hướng bền vững.

 

Lý giải về chất lượng thanh, ngọt của thanh trà Phong Thu, ông Nguyễn Văn Cho, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền khẳng định: Hầu hết diện tích cây thanh trà trồng ở Phong Thu đều được “hưởng” sự bồi đắp của phù sa hàng năm từ dòng sông Bồ; vì thế, quả rất to, ngon và rất ngọt. Trong vòng 10 năm trở lại đây, cây thanh trà trở thành cây kinh tế “chủ lực” của không chỉ xã Phong Thu mà còn của cả huyện Phong Điền. Chất lượng cây thanh trà Phong Thu hiện không thua kém gì thanh trà ở Thủy Biều (TP Huế); Lại Bằng (Hương Trà). UBND xã đang quy hoạch thêm 20 ha đất để đưa các giống thanh trà chất lượng cao vào trồng.

Anh Phong
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.