Chủ Nhật, 10/01/2016 12:45

Tiếp “lửa” cho người khiếm thị

Từ những nguồn vốn vay, người khiếm thị đã được tiếp thêm “lửa”, thắp sáng hy vọng để phát triển kinh tế gia đình.

Người khiếm thị đá bóngKhó xóa mù cho người khiếm thịHỗ trợ người khiếm thị làm kinh tế

Nguồn vốn vay giúp nhiều hộ gia đình hội viên Hội Người mù tỉnh phát triển kinh tế gia đình

Nhiều hội viên Hội Người mù cơ sở bày tỏ, họ vẫn có sức khỏe, khả năng lao động và mong muốn có việc làm, thu nhập để cải thiện đời sống, giúp đỡ gia đình và hòa nhập cộng đồng xã hội. Các nguồn vốn vay đã trở thành công cụ giúp họ thực hiện những ước mơ giản dị này.

Anh Nguyễn Ngọc Duy là người khiếm thị ở thôn Tả Hữu Tư, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, với nguồn vốn vay 10 triệu đồng cách đây 8 năm, sau đó vay thêm 30 triệu đồng đã mở rộng quy mô kinh tế gia đình. Hiện, anh đang trồng 1 ha rau màu (sắn, bắp, chuối, bưởi da xanh), nuôi 5 heo nái, 19 heo con, một đàn gà hơn 50 con và trồng lúa. “Kinh tế gia đình tôi ngày càng khấm khá, vợ chồng quyết chí làm ăn, con cái cũng được nuôi dạy với điều kiện tốt hơn khiến tôi rất mừng”, anh Duy chia sẻ.

Vợ chồng ông Ngô Văn Liêu và bà Nguyễn Thị Chiu là gia đình mẫu mực ở thôn Vĩnh An, xã Phong Bình, huyện Phong Điền. Ông Liêu khuyết tật tay, bà Chiu bị khiếm thị, cuộc sống thuở mới nên vợ nên chồng bị cái nghèo đói đeo bám, vô cùng gian khó. Đến năm 2004, vợ chồng ông Chiu vay vốn từ Hội Người mù tỉnh 4 triệu đồng để làm ăn nhỏ. Sau đó, vay thêm 3 đợt được 45 triệu đồng, ông bà mở rộng quy mô, nuôi thêm lợn, vịt, gà, làm ruộng, trồng hoa màu. Kinh tế đi lên, cuộc sống gia đình thêm phần hạnh phúc khi ông bà nuôi ba người con đều vào đại học và thành tài sau khi ra trường.

Từ tháng 11/1994, Hội Người mù tỉnh được Trung ương Hội phân bổ nguồn vốn 50 triệu đồng. Tỉnh hội đã lập dự án chăn nuôi, buôn bán nhỏ cho 59 người vay. Từ năm 1994 đến nay, sau 25 năm triển khai cho vay vốn Quỹ Quốc gia về việc làm, hội đã đạt được một số kết quả nhất định, tổng doanh số cho vayhơn 25,5 tỷ đồng, với 386 dự án cho 5.561 lượt hội viên vay, tỷ lệ người nghèo từ 78,95% trong toàn hội (năm 1994) đến nay giảm xuống còn 29,7%.

Để các nguồn vốn được sử dụng hiệu quả, Tỉnh hội đã trang bị kiến thức chăn nuôi, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình bằng các buổi hội thảo khuyến nông cho hội viên. Đồng thời, khảo sát nắm bắt nhu cầu đời sống hội viên, kiểm tra, hướng dẫn hội viên sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hiệu quả. Nhờ áp dụng nhiều mô hình, biện pháp cụ thể, chặt chẽ nên nhiều lượt người mù được vay vốn sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao. Nhiều hội viên đã xóa được đói, thoát được nghèo; một số hội viên có trang trại nuôi gia súc hay tổ chức các tổ hợp sản xuất.

Ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh, cho biết: “Từ các nguồn vốn vay, nhiều hộ gia đình hội viên đã đầu tư phát triển, tăng năng suất lao động, phát triển thêm ngành nghề mới, kinh tế gia đình ngày càng phát triển, thoát đói nghèo. Điểm nổi bật là không có trường hợp nợ quá hạn, không để tồn đọng vốn”.

Bài, ảnh: Phước Ly

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cây cầu ký ức
Cây cầu ký ức

Đôi khi nó lại hiện ra trong giấc mơ. Làn nước tận đáy xanh rong rêu, bầy cá bống lượn vòng tụ lại rồi tản ra. Vài ngọn bông bèo dập dờn, mưa đêm còn đọng trên lá.

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thằng Cứng
Thằng Cứng

Nhớ hồi tôi mới gặp thằng nhỏ cũng là lúc đương độ dịp tết. Phố thị không thiếu những đứa bé trạc tuổi nó cùng gia đình bươn chải, mưu sinh.

Nhớ món “bánh nậm chuẩn vị Huế” của nội
Nhớ món “bánh nậm chuẩn vị Huế” của nội

Tan giờ làm, mấy chị em rủ nhau đi ăn vặt, nạp thêm tý năng lượng cho cái bụng đói cồn cào, đang réo òng ọc. Loanh quanh một hồi cả nhóm ghé vào quán “bèo, nậm, lọc” nằm ở một góc đường Nguyễn Trãi (Huế), dưới tán cây xanh mát bên trong nội thành.