Thứ Bảy, 15/12/2012 05:50

Tiêu thụ nông sản lên bàn nghị sự

Một trong những vấn đề nóng lên trong các phiên chất vấn tại Kỳ họp Quốc hội vào cuối tuần qua là tiêu thụ hàng nông sản. Câu hỏi mà các đại biểu đặt ra tập trung vào các vấn đề chính: thiếu đầu ra cho nông sản và nông ngư; vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản từ Bộ đến tận chính quyền cơ sở trước thực trạng nông thôn thiếu liên kết, nông dân chạy theo phong trào; vì sao liên kết bốn nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) đã triển khai cả một thập kỷ rồi mà người dân vẫn loay hoay, lúng túng và chật vật với sản phẩm do mình cày xới, nuôi trồng…

Câu chuyện nông sản được mùa nhưng mất giá không phải là hiện tượng cá biệt, nhưng năm nay, với sự ùn ứ và rớt giá thê thảm của dưa hấu, hành tây Đà Lạt, hành tím Sóc Trăng và mới đây là lúa gạo được phản ảnh trên nhiều phương tiện thông tin truyền thông đã làm dư luận thật sự chú ý. Vào cuộc để “giải cứu” giúp người dân là một cách đồng hành của không ít cá nhân và tổ chức xã hội mang tính tình thế trong thời gian vừa qua. Rà lại các dự án, kế hoạch, phương thức chuyển giao công nghệ và kết nối thông tin thị trường từ cơ quan chuyên ngành đến người sản xuất là một cách quan tâm khác của dư luận. Những mối quan tâm chia sẻ này phần nào đó đã tạo được áp lực cho đến khi nó được đặt lên bàn nghị sự, với những câu hỏi thẳng thắn, nóng hổi và truy đến cùng trách nhiệm cũng như vai trò của từng cấp trước những tồn tại.

Gạo giảm 28,1%, cà phê giảm trên 40% và thủy sản trên 20%... trong kim ngạch xuất khẩu toàn quốc ở quý I vừa qua là một góc nhìn khác về tiêu thụ hàng nông sản. Thị trường thế giới luôn có sự thay đổi là tác động khách quan, nhưng về phía chủ quan trong việc khơi thông thị trường để tiêu thụ nông sản vẫn còn nằm ở các điểm mấu chốt: không chỉ người dân mà doanh nghiệp cũng thiếu thông tin; doanh nghiệp và nhà nông chưa có mối quan hệ và sự phối hợp mặn mà; chính sách, quy hoạch chưa bám sát thực tế hoặc thiếu đôn đốc, kiểm tra, giám sát ở từng vùng, miền và tại từng địa phương, dẫn đến thiếu những phản ứng nhanh nhạy đối với điều tiết mùa vụ để đối phó có hiệu quả với diễn biến thị trường. Mặt khác, dù có cải thiện nhưng trình độ công nghệ trong chế biến nông sản vẫn còn khoảng cách.
Phải tiếp tục hỗ trợ nông dân để nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản và hỗ trợ nông dân, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong tiêu thụ nông sản; tìm biện pháp hỗ trợ, giảm thiểu những tổn thất cho bà con nông dân; đặt ra các yêu cầu mới để phát triển mạnh hơn các tổ hợp tác, các hợp tác xã và các doanh nghiệp – trong đó thực sự chú trọng vai trò của doanh nghiệp - trong chuỗi giá trị cũng là những vấn đề mà Bộ trưởng Bộ NN & PTNT thừa nhận và khẳng định trong phiên giải trình trước các đại biểu Quốc hội.
Trên bình diện này, tôi thực sự tâm đắc với ý kiến của ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) khi cho rằng “Bộ NN & PTNT chỉ tập trung vào tấn nông sản, Bộ Công thương vào tỷ đô la nhưng doanh nghiệp họ chỉ tính tới lợi nhuận”. Sự phối hợp của 3 nhóm này không chỉ tránh gây khó khăn cho nhau, không kìm hãm nhau phát triển mà sẽ còn tạo động lực tốt trong khơi thông thị trường và người dân sẽ được hưởng lợi.
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.