Thứ Ba, 07/10/2008 10:13

Tìm giải pháp cho nông dân thiếu đất sản xuất

Nước ta đang là nước nông nghiệp, hiện có trên 70% dân số là nông dân. Lao động nông nghiệp chiếm hơn 70% tổng số lao động. Do tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa, ở một số nơi không có quỹ đất dự phòng, số nhân khẩu nông nghiệp tăng nhanh, trong khi sự chuyển dịch lao động sang ngành nghề khác diễn ra rất chậm. Vì vậy, xảy ra tình trạng một bộ phận nông dân thiếu đất sản xuất. Tình trạng lao động không có việc làm do bị thu hồi đất và thiếu nghề phụ đang tăng. Bên cạnh đó, việc đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho con em hộ nông dân bị thu hồi đất và tạo việc làm cho họ chưa đáp ứng được yêu cầu; sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ngành nghề và cơ cấu lao động ở nông thôn tương đối chậm.

Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ là tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và góp phần đắc lực xây dựng nông thôn mới, đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, được Đảng, chính quyền, các cấp, các ngành và dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên cần có giải pháp hữu hiệu cho các hộ nông dân thiếu đất sản xuất.

Trước hết, cần vận động hội viên, nông dân nâng cao nhận thức và thi hành luật pháp nói chung, Luật Đất đai nói riêng để mọi người “sống và làm việc theo pháp luật”. Một số thôn, làng, bản đã thành lập tủ sách pháp luật, đó là việc làm rất đáng khuyến khích, hội phải tích cực tham gia hòa giải, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn phát sinh trong nông thôn, nhất là vấn đề đất đai nhằm hạn chế việc khiếu kiện của nông dân.
Hội nông dân các cấp cần tham gia việc quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả, thật cần thiết mới sử dụng đất tốt, đất trồng cây lương thực. Việc thu hồi đất tuân thủ theo nguyên tắc nhu cầu đất đến đâu thu hồi đất đến đó. Đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện cho nông dân có việc làm mới để có thu nhập ngay trên địa bàn với phương châm “ly nông bất ly hương”. Các hộ nông dân có nhu cầu tái định cư ở các vùng quê khác cần tổ chức tốt việc di dân, định canh, định cư.
Cùng với các giải pháp trên, Hội Nông dân phối hợp với các ngành và doanh nghiệp mở các lớp dạy nghề mới, miễn phí cho nông dân để họ có nghề mới chuyển sang lao động trong các lĩnh vực khác. Đề xuất chính sách cho vay vốn ưu tiên để nông dân chuyển nghề và ưu tiên cho con cái họ về học tập, về công ăn việc làm sau khi ra trường. Dùng tiền đền bù đất tham gia đóng góp cổ phần vào xí nghiệp, nhà máy trên vùng đất của họ trước đây, hoặc giúp đỡ, hướng dẫn họ sử dụng vốn có hiệu quả...
Luật Đất đai sửa đổi đã và đang đi vào cuộc sống. Tạo công ăn việc làm cho nông dân thiếu đất hoặc không còn đất sản xuất chính là tạo cơ hội tốt cho nông dân tham gia tiến trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tháng 7-2010, Chính phủ đã phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ nay đến năm 2020 là tin vui lớn đối với giai cấp nông dân và nhân dân lao động các vùng nông thôn của nước ta. Đây chính là giải pháp chủ lực, là đòn bẩy mạnh mẽ để người lao động nông thôn ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu chính đáng.
Nguyễn Vũ Anh
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.