Thứ Sáu, 19/04/2013 07:05

Tôn tạo, phục dựng khu chứng tích, di tích lịch sử cách mạng

UBND tỉnh cho biết vừa phê duyệt chủ trương đầu tư bảo tồn và phát huy khu chứng tích lao Thừa Phủ (đường Lê Lai, TP Huế) với tổng mức đầu tư dự kiến gần 2,5 tỷ đồng từ vốn ngân sách tỉnh, thực hiện trong vòng 2 năm. 

Theo đó, sẽ bảo tồn nguyên trạng các hạng mục còn lại như: tháp canh (giáp với Bệnh viện Quốc tế ở phía Tây – Nam), nhà 2 tầng được xây dưới thời Mỹ - Ngụy (sẽ là nơi trưng bày bổ sung chứng tích lao Thừa Phủ) lô cốt, hệ thống tường rào cũ (phía đường Lê Lai). Đồng thời phục hồi nguyên trạng nhà giam đồng chí Tố Hữu và cổng Lao Thừa Phủ (chuyển từ vị trí cũ đến đường Lê Lai); xây dựng hệ thống giao thông nội bộ phục vụ khách du lịch.


Cổng lao theo kiến trúc Pháp cổ này sẽ chuyển nguyên trạng đến đường Lê Lai cho phù hợp quy hoạch Khu chứng tích

Trong hai cuộc kháng chiến, lao Thừa Phủ là “địa ngục trần gian”, nơi giam giữ, tra tấn dã man nhiều thế hệ các nhà cách mạng tiền bối, những đảng viên cộng sản trung kiên, học sinh, sinh viên và yêu nước, trong đó có nhiều nhà cách mạng điển hình như đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà thơ Tố Hữu… và hàng ngàn anh hùng chiến sĩ vô danh khác.

Ngày 18/10, UBND tỉnh cho biết vừa phê duyệt chủ trương đầu tư tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích lịch sử cách mạng Địa đạo Khu ủy Trị Thiên (phường Hương Vân, thị xã Hương Trà) với tổng mức đầu tư dự kiến 5,3 tỷ đồng, thực hiện trong vòng 2 năm.

Theo đó, dự án sẽ thực hiện tu bổ, tôn tạo 3 cửa hầm và gia cố mái taluy cửa hầm; phục dựng lại 2 bếp Hoàng Cầm, 3 hầm cảnh vệ và khoảng 100m giao thông hào; đào đất sụt lấp các cửa miệng hầm, khu vực các bếp Hoàng Cầm, hầm cảnh vệ, giao thông hào đến cốt nguyên trạng của di tích; phục chế các miệng hầm, đường hầm theo kích thước nguyên trạng bằng kết cấu BTCT giả đất…

Việc tu bổ, tôn tạo và phục dựng lại các hạng mục của khu chứng tích lao Thừa Phủ, di tích lịch sử cách mạng Địa đạo Khu ủy Trị Thiên nhằm bảo tồn các giá trị lịch sử cách mạng của tỉnh Thừa Thiên Huế, là địa chỉ đỏ nhằm tuyên truyền cho các thế hệ trẻ sau này cũng như phục vụ khách tham quan du lịch.

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.