Thứ Ba, 28/02/2017 08:59

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi tổ chức hội nghị thượng đỉnh về Amazon

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, trong một tuyên bố chính thức, ông Guterres nhấn mạnh “tình trạng rừng Amazon hiện tại rõ ràng là rất nghiêm trọng”

Tương lai của hành tinh đang cháy cùng AmazonAmazon: Cần mưa lớn và thường xuyên để dập tắt cháy rừngNhiều vấn đề cần giải quyếtG7 tiến gần đến thoả thuận giải quyết thảm hoạ cháy rừng AmazonNguyên nhân cháy rừng Amazon và hậu quả thảm khốc

Đồng thời ông cũng bày tỏ hi vọng “cộng đồng quốc tế vận động mạnh mẽ để hỗ trợ các nước trong khu vực Amazon chấm dứt các đám cháy một cách nhanh nhất có thể và bằng mọi phương tiện khả thi, và sau đó triển khai một chính sách trồng rừng toàn diện”.

Khói lửa bốc lên tại đám cháy rừng ở Manicore, bang Amazonas, Brazil ngày 26/8/2019. Ảnh: THX/TTXVN

Trước đó 1 ngày, Viện nghiên cứu không gian quốc gia Brazil (INPE) thông báo ghi nhận được 1.040 đám cháy đang diễn ra tại khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới vốn được mệnh danh là “lá phổi của hành tinh” này. Tính từ đầu năm tới nay, đã có hơn 40.000 đám cháy diễn ra tại Amazon thuộc Brazil, con số cao nhất từ năm 2013.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cũng tuyên bố chấp nhận viện trợ quốc tế chống cháy rừng với điều kiện Brasilia sẽ điều phối các nguồn lực trên, đồng thời ký sắc lệnh cấm đốt rừng làm rẫy trên toàn lãnh thổ trong 60 ngày. Các động thái này được cho là sự nhượng bộ trước sức ép quốc tế của vị nguyên thủ hữu khuynh theo đường lối cứng rắn này, người trước đó đã từ chối sự giúp đỡ của Hội nghị thượng đỉnh G7 đồng thời cáo buộc trách nhiệm cho các tổ chức phi chính phủ.

Còn tại Peru, quốc gia có diện tích rừng Amazon lớn thứ 2 sau Brazil, Viện Lâm nghiệp và Thú rừng quốc gia (Senfor) của nước này thông báo thiệt hại hơn 78.000 héc-ta rừng trong 2 năm qua vì nạn cháy, trong đó một gần nửa là tại vùng rừng Amazon, bất chấp đây là khu vực có đặc điểm độ ẩm cao. Bên cạnh đó, chỉ trong năm 2018, phần Amazon thuộc Peru cũng mất 9.000 héc-ta do nạn chặt phá.

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

COP15 Gần đạt được thỏa thuận toàn cầu về tự nhiên mang tính bước ngoặt
COP15: Gần đạt được thỏa thuận toàn cầu về tự nhiên mang tính bước ngoặt

Các nhà đàm phán tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ thiên nhiên ngày 18/12 đã thống nhất một thỏa thuận toàn cầu mới, có khả năng bảo vệ 30% đất và biển trên thế giới vào năm 2030, với hàng trăm tỷ USD được huy động để hướng tới mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và các giống loài.