Chủ Nhật, 22/05/2011 11:53

Trẻ em như búp trên cành

Chúng tôi thật căm phẫn về chuyện cháu Nguyễn Minh T ở Kim Môn (Hải Dương) bị chính cha đẻ của mình và mẹ kế hành hạ. Thật tội nghiệp bé gái mới 6 tuổi, đáng ra phải được yêu thương, chăm sóc thì lại liên tục bị những trận đòn man rợ, bị bố bỏ vào bao tải dọa dìm xuống ao... Hành động tàn nhẫn đó chỉ làm cho cháu khiếp đảm, mất niềm tin với con người, đời sống xã hội. Hoặc trường hợp cháu Hào Anh 14 tuổi, ở Đầm Dơi (Cà Mau) bị vợ chồng chủ nhà Huỳnh Hoàng Giang và Mã Thị Thơm hành hạ bằng cách bẻ răng, kẹp đứt môi, dí sắt nung đỏ vào người... bị phát hiện vào năm 2010. Và bao nhiêu vụ bạo hành khác từ bảo mẫu, cô giáo, cậu ruột, thậm chí là cả cha mẹ đẻ gây ra đối với các em.Xấu hổ thay trong xã hội văn minh, hiện đại lại có những hành vi như vậy! Buồn thay truyền thống nhân nghĩa của người Việt Nam lại bị những “con sâu làm rầu nồi canh” phá hoại. Điều đáng lưu tâm, phần lớn trẻ em bị hành hạ đều rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh, cha mẹ ly thân, ly hôn. Có người cho rằng, trong nhiều trường hợp, thà rằng mất hết cả cha lẫn mẹ, để các cháu được vào sống ở các trung tâm nuôi dưỡng mồ côi còn hơn mang tiếng còn cha, còn mẹ để không được xã hội quan tâm giúp đỡ!

Một con số giật mình là trên 70% tội phạm vị thành niên xuất phát từ mâu thuẫn của gia đình. Tập trung phổ biến các tội trộm cắp, nghiện hút, giết người... Khu phố tôi vẫn còn thương cảm với cảnh ngộ của chị H. Chồng theo người đàn bà khác, bỏ mặc cho chị nuôi 2 thằng con trai. Chị suốt ngày bươn chải, lấy chỗ này đắp chỗ nọ để duy trì đời sống gia đình; trong lúc 2 thằng con thì lêu lổng, ưa thể hiện. Một thằng năm trước trộm xe máy chạy tự gây tai nạn chết; thằng còn lại cũng mới qua đời hồi đầu năm vì bị bạn đánh chấn thương sọ não do chia chác không sòng phẳng sau một phi vụ trộm cắp... “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” trong nhiều trường hợp phạm tội, cũng có có nhiều em do được cha mẹ nuông chiều thái quá, đến khi hoàn cảnh kinh tế gia đình sa sút, các em sa vào trộm cắp để có tiền ăn chơi...

Trẻ em hiện đang đối mặt với nhiều nguy cơ. Ngoài nạn bạo hành, phạm pháp thì nạn bóc lột sức lao động cũng rất đáng lo ngại. Hình ảnh những em bé bưng trên tay rổ đậu lạc, bánh phồng tôm, ăn xin... lang thang trên các tuyến phố, nhà hàng, quán ăn để kiếm tiền đã quá quen thuộc với nhiều người. Không dưng mà các cháu phải làm vậy. Chúng tôi nhiều lần bắt gặp các cháu được người lớn dùng xe máy chở đến các các điểm đông khách thả xuống hành nghề. Chúng tôi cũng thật buồn khi nghe thông tin cha mẹ của các cháu này chẳng làm gì cả, chỉ trông chờ vào đồng tiền kiếm được của các em để chơi bài, số đề, nhậu nhẹt. Do áp lực từ cha mẹ mà các em đã làm mọi cách để chèo kéo khách, chịu những lời xúc phạm nặng nề. Từ đó, lòng tự trọng của các em cũng bị đánh mất.

Để trẻ em khỏi bị hành hạ, bị bóc lột sức lao động, khỏi phạm tội... cần phải đẩy mạnh công tác phổ biến pháp luật, giáo dục truyền thống đạo đức trong các buổi sinh hoạt ở các khu dân cư. Nêu cao vai trò giám sát của chính quyền địa phương và các đoàn thể, các tổ dân phố. Có chính sách bảo vệ những người tố cáo hành vi hành hạ, bóc lột trẻ em, để họ kịp thời thông tin cho chính quyền và ngành chức năng kịp can thiệp. Đối với những trẻ em cố tình tái phạm tội thì cần xử lý nghiêm minh, nhằm giáo dục, răn đe, ngăn chặn những vụ việc tương tự. Vấn đề nữa là, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lớn, để trẻ em không phải lao động như di nguyện của Bác Hồ kính yêu: “Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.

Tiểu Ca
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.