Thứ Năm, 04/06/2020 18:08

Trích ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ

Theo quy định hiện hành, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ theo "Thẻ học nghề" sẽ hỗ trợ hoàn toàn chi phí học nghề sơ cấp hoặc ngắn hạn.

Định hướng nghề nghiệp cho thanh niênGiúp thanh niên khó khăn học nghềHỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũTrang bị kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ ĐoànTrung tâm Reach Huế: Đào tạo nghề cho hàng ngàn thanh niên

Định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trước khi xuất ngũ

Thế nhưng nhiều trường hợp bộ đội xuất ngũ trở về địa phương đã "bơ vơ" khi không có trường nghề nào nhận đào tạo vì không thanh toán được chế độ này. Nhiều cơ sở, trung tâm đào tạo ở địa phương từ chối tiếp nhận hoặc một số khác nếu đã đăng ký học thì phải "tự túc" học phí hoàn toàn. 

Đơn cử, bạn Nguyễn Văn Tuấn Kiệt (Phong Mỹ, Phong Điền) cầm "Thẻ học nghề" đến Trường cao đẳng Nghề số 23-Bộ Quốc phòng để đăng ký tham gia học nghề, với mong muốn kiếm được việc làm ổn định nhưng bị "từ chối". Lý do từ năm 2022, trường này không còn chức năng đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ. Kiệt lại cầm tấm thẻ học nghề, kèm hồ sơ đăng ký học bằng lái ô tô tại Trường cao đẳng Giao thông vận tải Huế. Mặc dù được nhận học, nhưng em lại không được thanh toán học phí theo thẻ học nghề.

Trường hợp khác là ông Nguyễn Thanh B., ở phường Vỹ Dạ, TP. Huế phản ánh và thắc mắc việc "Thẻ học nghề" cho bộ đội xuất ngũ năm 2022 của con ông có nguy cơ "hết tác dụng", "hết hạn" vì không trường nào tiếp nhận giải quyết đào tạo nghề theo nguyện vọng của con mình.

Trao đổi với đề trên với các sở, ngành liên quan thì được câu trả lời chưa có kinh phí "rót về" để hỗ trợ giải quyết những trường hợp học nghề theo thẻ học viên cho quân nhân xuất ngũ.

Những bất cập trên cũng đã được Báo Thừa Thiên Huế phản ánh. 

Đào tạo lái xe được nhiều học viên quân nhân xuất ngũ lựa chọn

Mới đây, sau khi Sở Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) rà soát, thẩm định báo cáo nội dung liên quan quân nhân xuất ngũ lên cấp trên, UBND tỉnh vừa quyết định bổ sung kinh phí cho Sở LĐTB&XH bằng việc trích ngân sách tỉnh từ nguồn dự phòng hơn 2,3 tỷ đồng để hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên trong năm 2022 theo Thông tư số 43 của Bộ LĐTB&XH và các quy định có liên quan.

Đây là điều kiện thuận lợi cho các cơ sở, trung tâm đào tạo nghề tiếp nhận trường hợp quân nhân xuất ngũ có thẻ học nghề được tham gia, hưởng quyền lợi theo chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước.

Tin, ảnh: SONG MINH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Đào tạo kiến thức chăn nuôi lợn cho người mù và khuyết tật
Đào tạo kiến thức chăn nuôi lợn cho người mù và khuyết tật

Ngày 17/2, Trung tâm Dạy nghề và Tạo việc làm cho người mù thuộc Hội người mù tỉnh phối hợp với Ban chấp hành Hội người mù huyện Phong Điền tổ chức lớp dạy nghề kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn cho 15 học viên là người mù và người khuyết tật.

Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra
Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra

Với nhiều giải pháp nâng cao chất lượng và chuẩn đầu ra, đặc biệt là đa dạng các chương trình đào tạo, Trường đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Huế đã và đang kịp thời cung ứng nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu của xã hội.