Chủ Nhật, 28/06/2020 09:53

Triển lãm hơn 120 sắc phong, bằng cấp phục chế

Sáng 28/12, Thư viện Tổng hợp tỉnh đã tổ chức triển lãm sơ kết hai năm sưu tầm, số hóa, bảo quản, phục hồi và phát huy giá trị tư liệu Hán - Nôm.

Tập huấn bảo quản, phục hồi tài liệu Hán – Nôm cho người làm công tác thư việnTheo dấu tài liệu Hán - NômTriển lãm hơn 100 tư liệu, hiện vật về “Chế độ Y quan triều Nguyễn”Đưa di sản Hán - Nôm đến với cộng đồngBảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán-Nôm

Một góc không gian trưng bày sắc phong ở triển lãm

Triển lãm đã giới thiệu đến người xem hơn 120 tư liệu Hán - Nôm quý hiếm là các sắc phong, bằng cấp được phục chế. Đó là số ít trong số hàng trăm ngàn tư liệu Hán - Nôm quý còn lưu giữ trong các làng xã, tư gia… được Thư viện Tổng hợp tỉnh sưu tầm và phát huy giá trị.

Theo bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp tỉnh, Thừa Thiên Huế được biết đến là vùng đất hội tụ các giá trị văn hóa của cả nước. Nơi đây chứa đựng nhiều trầm tích lịch sử, gắn với nhiều dấu ấn mang đậm đặc trưng của các triều đại, phong kiến. Trong quá trình hình thành và phát triển, vùng đất này đã để lại cho các thế hệ ngày nay và mai sau một kho tàng văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng phong phú và độc đáo, tạo nên nền văn hóa Huế đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong kho tàng nguồn di sản đó, tư liệu Hán - Nôm một trong những nguồn tư liệu quý và có giá trị được lưu giữ rải rác tại các dòng họ, tư gia trên địa bàn tỉnh. Nguồn tư liệu này cung cấp cho chúng ta những thông tin về nhân vật sự kiện liên quan đến các thời kỳ lịch sử của vùng đất, là tư liệu có giá trị để phục vụ quá trình nghiên cứu về văn hóa, lịch sử Huế qua các thời kỳ.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Thư viện Tổng hợp tỉnh là đơn vị trực tiếp và phối hợp triển khai thực hiện, nhận thấy rằng các tư liệu Hán - Nôm hiện nay đang lưu trữ và bảo quản tại các làng xã có nguy cơ hư hỏng và thất thoát cao. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến cũng như phát huy các giá trị tư liệu này chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Nhận thức được giá trị to lớn và nhiều mặt của các tư liệu Hán - Nôm quý còn lưu giữ trong các làng xã, tư gia, trong thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2021 - 2022, các tổ chức, đơn vị văn hóa trên địa bàn tỉnh nói chung và Thư viện Tổng hợp tỉnh nói riêng đã và đang tìm mọi phương thức để có thể sưu tầm và phát huy giá trị nguồn tư liệu này. Mặc dù chưa có nhiều điều kiện để điều tra khảo sát đầy đủ các tư liệu tại các làng, xã trên toàn tỉnh, song qua các đợt sưu tầm, số hóa tư liệu từ các chương trình nghiên cứu, xử lý và đưa vào khai thác phát huy giá trị của tư liệu, nhiều tư liệu quý hiếm bị hư hỏng nặng đã được phục chế và được tuyển chọn xuất bản một số ấn phẩm phục vụ trưng bày, triển lãm, nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn tài liệu có giá trị này.

Triển lãm kéo dài đến hết ngày 31/12.

Tin, ảnh: N. MINH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp
Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp

Sáng 23/2, tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Quảng Điền, Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức triển lãm chuyên đề Sắc Xuân.

“Việt Nam - Đất nước, mùa Xuân”
“Việt Nam - Đất nước, mùa Xuân”

Đó là tên triển lãm được Bảo tàng Lịch sử tỉnh tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023); 55 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 và chào đón năm mới Quý Mão 2023.

Triển lãm 250 tờ báo Xuân Quý Mão 2023
Triển lãm 250 tờ báo Xuân Quý Mão 2023

250 tờ báo Xuân bao gồm báo, tạp chí Đảng và báo Xuân của bộ, ban, ngành trung ương; tạp chí Xuân của các địa phương, các sản phẩm thông tin thư mục - địa chỉ… vừa được trưng bày đến công chúng tại triển lãm Báo xuân Quý Mão - 2023 khai mạc sáng 17/1 tại Thư viện Tổng hợp tỉnh.