Thứ Ba, 04/08/2020 13:36

Trồng cây bản địa đa loài tại Khe Liềm

Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão- 2023 tại khoảnh 1, Tiểu khu 22 thuộc khu vực Khe Liềm, xã Phong Mỹ (Phong Điền) vào ngày 4/2.

Để đảm bảo mục tiêu trồng rừng thay thếTrồng 3.000 cây bản địaGiống cho trồng rừng bản địa đa loàiNghiệm thu công đoạn hoàn thành trồng rừng bản địa đa loàiPhó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh thăm mô hình phát triển rừng trồng hỗn giao đa loài

Ông Hoàng Hải Minh tham gia trồng cây

Đến dự lễ, có ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo huyện Phong Điền và các ban ngành liên quan.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn thông tin, hưởng ứng chủ trương trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2021, tại khu rừng Khe Liềm, các đơn vị chủ rừng, ban ngành chức năng, đơn vị tài trợ đã trồng 20 ha rừng cây gỗ bản địa với 17 loài. Đây là mô hình phục hồi rừng trên đất bị chiến tranh tàn phá; hướng đến quản lý và sử dụng bền vững diện tích đất rừng đặc dụng, phục hồi rừng cây bản địa nhằm bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Đồng thời phục vụ bảo tồn, nghiên cứu đặc điểm sinh thái, khả năng sinh trưởng các loài cây bản địa, cung cấp giống cho các dự án trồng rừng sau này.

Diện tích rừng bản địa được đánh giá phát triển tốt, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, môi trường ở vùng Khe Liềm và trên địa bàn tỉnh. Phát huy kết quả này, năm 2022, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt và Hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững Thuận Thiên phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hương trồng gần 30 ha cây gỗ bản địa với 15 loài, phù hợp với sinh cảnh tự nhiên, tỷ lệ sống đạt cao.

Lực lượng kiểm lâm trồng rừng bản địa

Sau buổi lễ, lãnh đạo tỉnh và các lực lượng ra quân trồng 93 cây bản địa các loại, bổ sung vào diện tích 20 ha rừng trồng năm 2021 tại khu vực Khe Liềm nhằm nâng cao giá trị, bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường sinh thái.

Theo kế hoạch, năm 2023, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt tiếp tục đầu tư, hỗ trợ mô hình trồng rừng bản địa trên đất quy hoạch phòng hộ cho một cộng đồng thuộc xã Phong Xuân (Phong Điền) nhằm đa dạng hoá mô hình trồng cây bản địa đa loài.

Dịp này, lãnh đạo tỉnh và Chi cục Kiểm lâm kêu gọi sự đồng lòng, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, các ban ngành và Nhân dân trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia trồng cây gây rừng, có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái, hướng đến mục tiêu phát triển rừng bền vững.

Tin, ảnh: HOÀNG TRIỀU 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trồng rừng bản địa đa loài, đa mục tiêu
Trồng rừng bản địa đa loài, đa mục tiêu

Khoảng 50ha cây gỗ bản địa đa loài được trồng tại khu vực Khe Liềm, xã Phong Mỹ (Phong Điền) và tại rừng phòng hộ sông Hương cho thấy thích nghi tốt, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại đây cũng như trên địa bàn tỉnh.

Trồng cây, “trồng” yêu thương
Trồng cây, “trồng” yêu thương

“Để 10 nghìn cây xanh tươi, đơm hoa, kết trái hoặc tạo rừng chống xâm thực, sạt lở…, cần quá trình bền bỉ, trách nhiệm và yêu thương” - Đại tá Đặng Ngọc Hiệu, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh thông tin về mục tiêu của lực lượng BĐBP tỉnh trong năm 2023.

Trồng hàng trăm cây ăn trái, cây tạo cảnh quan
Trồng hàng trăm cây ăn trái, cây tạo cảnh quan

Ngày 2/2, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Chân Mây phối hợp chính quyền địa phương xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc) và Trường THCS Lộc Vĩnh phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão 2023.

Đồng loạt trồng hàng ngàn cây xanh, cây ăn trái
Đồng loạt trồng hàng ngàn cây xanh, cây ăn trái

Ngày 30/1, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Hồng Vân (đóng trên địa bàn huyện A Lưới) tổ chức phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, trồng hơn 100 cây ăn quả trong khuôn viên đơn vị.