Thứ Ba, 26/07/2016 15:34

Trưng bày bánh mứt Tết Huế

Chiều 26/1, Bảo tàng Văn hóa Huế mở cửa phòng trưng bày bánh mứt Tết Huế.

Trải nghiệm làm bánh HuếBánh Huế: Nghệ thuật của sự khéo léo

Không gian trưng bày bánh mứt Tết Huế

Nhằm giới thiệu sự đa dạng, phong phú của văn hóa ẩm thực Huế, phòng trưng bày giới thiệu đến khách tham quan 13 loại bánh và 14 loại mứt truyền thống của Huế được dọn mời trong dịp tết; giới thiệu các nguyên liệu, dụng cụ và quy trình chế biến một số loại bánh, mứt. 

Với không gian trưng bày này, người xem được gặp lại những loại bánh quen thuộc của tuổi thơ, như: bánh khô nổ, bánh hạt sen, bánh sen tán, bánh thuẫn, bánh sâm, bánh dứa, bánh phục linh… được chế biến theo quy trình truyền thống.

Không gian này cũng giới thiệu các loại mứt truyền thống, trong đó có những loại mứt bây giờ ít được xuất hiện, gồm: mứt gừng xăm, mứt cam, mứt sắn, mứt đậu trắng, mứt khoai dẻo, mứt sắn dây, mứt dứa…

Các loại mứt, bánh tết đa phần đều được tạo dáng, tạo hình bởi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Huế. Mỗi loại bánh, mứt có một cách chế biến riêng, công phu từ khâu chọn nguyên liệu đến cách chế biến tỉ mỉ.

Trưng bày nhằm góp thêm hương sắc cho không khí ngày tết, đồng thời góp phần phục hồi và phát huy giá trị tinh tế, độc đáo của văn hóa ẩm thực Huế.

Hình ảnh một số loại mứt, bánh truyền thống tại phòng trưng bày do Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Bánh hạt sen - loại bánh truyền thống được người Huế dùng để thờ cúng, đãi khách trong dịp tết

Bánh bó mứt - loại bánh được làm từ sự tận dụng các loại mứt vụn, gần như thất truyền trong cuộc sống hiện nay

Bánh gối đầy màu sắc

Mứt dứa

Mứt cam sành là loại mứt truyền thống ở Huế, có nguồn gốc từ cung đình nhưng ngày nay gần như thất truyền

Mứt khoai lang dẻo ngày xưa là sự tận dụng từ ruộng vườn: khoai lang, đậu phụng và mật mía

Góc nấu bánh tét

Ghi lại hình ảnh các loại bánh, mứt độc đáo của ngày tết

Tin, ảnh: Minh Hiền

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Rộn ràng tết
Rộn ràng tết

Ai cũng muốn chuẩn bị những gì “xuân” nhất để tết nhà được đủ đầy, tươi mới, như lời ước nguyện thêm một năm mới trọn vẹn, hanh thông.

Gói bánh chưng, mừng sum vầy
Gói bánh chưng, mừng sum vầy

Dịch COVID-19 được kiểm soát, việc đi lại thuận tiện, năm nay nhiều gia đình được quây quần bên nhau. Nếp, lá, đậu, thịt được soạn ra để mọi người gói bánh, cùng sống trong không khí đầm ấm thân thương những ngày cuối năm.

“Ăn ngon, chơi vui, nghe hay” ở phiên chợ tết Gia Lạc
“Ăn ngon, chơi vui, nghe hay” ở phiên chợ tết Gia Lạc

LTS: Suốt cả năm mua bán làm ăn, lẽ thường, tết là các chợ đều nghỉ, bởi ai cũng lo sắm sanh mọi thứ đủ dùng cho những ngày tết, đâu ai đi chợ nữa mà chợ đông. Lại nữa, bà con tiểu thương ai cũng có gia đình, chồng con, cả năm bán buôn, ba ngày tết còn dành cho gia nương nhà cửa nữa chứ... Vậy mà ở Huế, lại có một phiên chợ tết. Rất kỳ lạ nữa là chợ chỉ đông 3 ngày tết, còn rồi thôi. Nghe có vẻ hơi “ngụy tặc”, nhưng mà là có thật 100%. “Ngụy tặc” hơn nữa là phiên chợ này không cốt để bán mua làm giàu làm có, mà chủ yếu để... chơi, mà lấy hên lấy lộc đầu năm. Đó là chợ Gia Lạc - một phiên chợ đẫm chất văn hóa rất riêng của xứ Huế.