Chủ Nhật, 08/12/2019 18:25

Trưng bày giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp danh nhân Nguyễn Đình Chiểu

Chiều 8/6, tại từ đường họ Nguyễn Đình, xã Phong An, huyện Phong Điền, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức trưng bày giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp danh nhân Nguyễn Đình Chiểu.

Tổ chức thi vẽ mỹ thuật cho học sinh 4 trường trung học phổ thôngNhững người lo hậu sự cho người mất vì COVID-19Tổ hương và ngôi mộ thân sinh Nguyễn Đình Chiểu ở Thừa Thiên HuếNguyễn Đình Chiểu & niềm tự hào xứ HuếMềm mại nét Huế

Học sinh tham quan trưng bày giới thiệu 

Trưng bày với gần 60 hình ảnh và các cuốn sách giới thiệu các tác phẩm văn học - nghệ thuật sáng tác trên nền các tác phẩm thơ văn, với 4 chủ đề: Quê hương và gia đình; sự nghiệp sáng tác và những đóng góp cho nền văn học nước nhà; vai trò và ảnh hưởng tư tưởng trong văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu đến phong trào yêu nước chống thực dân pháp xâm lược; Đảng bộ, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tổ chức tri ân những đóng góp to lớn của danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu.

Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1/7/1822 tại quê mẹ là làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, nay là phường Cầu Kho, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Đình Chiểu là đại diện tiêu biểu cho lớp sĩ phu yêu nước dùng văn thơ làm phương tiện đấu tranh với thực dân Pháp xâm lược bằng tư tưởng. Hầu hết tác phẩm văn, thơ của ông đều viết bằng chữ Nôm, vừa thể hiện tính chiến đấu bền bỉ, vừa mang nặng nỗi lòng về vận mệnh dân tộc và tình yêu thương con người. Ông là nhà thơ Việt Nam đầu tiên nói đến chiến tranh nhân dân, đề cao vai trò người nông dân, trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp với ý thức về nhiệm vụ và quyền lợi của mình, họ cần chiến đấu để bảo vệ “tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo” của chính mình, bảo vệ chủ quyền đất nước thiêng liêng.

Trưng bày làm nổi bật những cống hiến to lớn của danh nhân văn hoá Nguyễn Đình Chiểu cho dân tộc, cho nền văn học nước nhà. Đặc biệt giáo dục thế hệ trẻ học tập, noi theo tấm gương sáng ngời của Nguyễn Đình Chiểu về ý chí nghị lực; về đạo đức làm người; về lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc cho mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn.

Đây là hoạt động trong khuôn khổ chuyến "Hành trình theo bước chân cụ Đồ Chiểu" nhân Kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822-1/7/2022).

Tin, ảnh: Quang Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Không gian của vua Hàm Nghi tại Huế
Không gian của vua Hàm Nghi tại Huế

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa khai mạc không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật” tại nhà Tế Tửu – Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Đây là sự kiện ý nghĩa được nhiều người mong đợi để tìm hiểu cuộc đời và chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật của một vị vua yêu nước, một nghệ sĩ tài hoa.