Chủ Nhật, 25/08/2019 16:59

Trung tâm Y tế A Lưới cứu sống bệnh nhân COVID-19 nặng

Các y bác sĩ Trung tâm y tế huyện miền núi A Lưới vừa cứu sống một bệnh nhân COVID-19 cao tuổi, thể lực suy kiệt. Việc cứu sống bệnh nhân này mang lại sự tự tin cho các y bác sĩ ở đây, nhất là trong việc tiếp nhận điều trị những ca F0 nặng, giảm tải cho tuyến trên.

Huy động nhân lực hỗ trợ điều trị, quản lý F0 tại nhàChia sẻ kết quả khảo sát về ý kiến người dân đối với Cổng dịch vụ công trực tuyếnChuyên gia khuyến cáo bảo vệ sức khỏe trẻ em hậu COVID-19Vì sao CDC châu Phi đề nghị thế giới tạm ngừng tài trợ vaccine COVID-19?

Bà Kăn Kh. được các bác sĩ theo dõi sức khỏe

Bà Kăn Kh. 92 tuổi, ở xã Hồng Vân đến trung tâm y tế huyện A Lưới hôm 10/2 trong tình trạng sốt, khó thở, cơ thể nặng 30kg. Sau thăm khám, các y bác sĩ chẩn đoán bà bị nhiễm COVID-19 mức độ vừa trên bệnh nền cao huyết áp, cơ thể suy kiệt... Qua 7 ngày nằm điều trị cách li tại Trung tâm y tế huyện, sức khỏe bệnh nhân diễn biến xấu, mạch đập nhanh, thở gấp, SPO2 giảm còn 70, bệnh nhân không thở được. Lúc này các y bác sĩ đã quyết định cho bệnh nhân thở oxi liều cao, can thiệp chống đông máu và hỗ trợ dinh dưỡng. Trong quá trình cấp cứu, SPO2 của bệnh nhân tiếp tục giảm. Kết quả điện tim cho thấy bệnh nhân còn bị thiếu máu cơ tim.

Trước tình hình này, các y bác sĩ Trung tâm y tế huyện A Lưới đã tổ chức hội chẩn khẩn cùng với một số bác sĩ của bệnh viện TW Huế, Sở y tế tỉnh. Với các triệu chứng này, lẽ ra sẽ chuyển bệnh nhân về điều trị cấp cứu tại cơ sở 2 Bệnh viện TW Huế, bảo đảm tính mạng, tuy nhiên bệnh nhân đã yếu, có thể tử vong trên đường chuyển viện nên hội đồng y khoa thống nhất để lại điều trị tại Trung tâm y tế huyện.

Quyết định được đưa ra. Các y bác sĩ của Trung tâm y tế huyện A Lưới đã thông báo, làm công tác tư tưởng cho gia đình bệnh nhân. “Lúc đó, cả gia đình đều trở thành F0, nghe vậy thì lo lắm, thương và tội bà lắm. Vì không được ra ngoài nên gia đình đã nhờ họ hàng chuẩn bị hậu sự cho bà”, con dâu bà Kan Kh. kể lại.

“Mấy ngày nằm viện tui như có cái chi rất to đè ở cổ. Ho, sốt, không ăn uống được. Thở cũng không. Có lúc tui ngất đi rất lâu. Tỉnh lại thì thấy thở được rồi, cục to ở cổ cũng không còn nữa", bà Kan Kh. cho biết.

BSCKII Hồ Bách Thắng, Phó Giám đốc quyền điều hành Trung tâm Y tế huyện A Lưới chia sẻ: “Các y bác sĩ giỏi nhất của Trung tâm đã được huy động để cứu chữa cho bệnh nhân này. Rất may bà cụ đã đáp ứng điều trị với thuốc kháng virut Molnupiravi nên hồi phục dần. Đến ngày 23/2, bà đã khỏi bệnh, ra viện”.

Sau khi cứu chữa thành công cho ca bệnh COVID-19 tuổi cao, có bệnh nền, thể lực suy kiệt, các y bác sĩ ở Trung tâm Y tế huyện A Lưới đã họp lấy kinh nghiệm để phổ biến, xử lí cho những trường hợp tương tự. Bởi như BSCKII Hồ Bách Thắng thì những ca nặng lâu nay phải chuyển lên tuyến trên, tức là ra cơ sở 2 của Bệnh viện TW Huế để điều trị. Với kết quả này, trung tâm có đủ tự tin để mở tiếp nhận, điều trị cho các ca COVID-19 nặng, giảm tải cho y tế tuyến tỉnh khi các tuyến này đều đã quá tải.

Tin, ảnh: Quang Tiến

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sinh viên TP Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng
Sinh viên TP. Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng

Hàng chục sinh viên đang theo học ngành thiết kế thời trang từ TP. Hồ Chí Minh đã có những ngày trải nghiệm thú vị khi được cùng ăn, cùng ở, cùng khám phá nghề dệt Zèng của đồng bào Tà Ôi (A Lưới).

Hoa mận trên vùng cao A Lưới
Hoa mận trên vùng cao A Lưới

Mùa này lên A Lưới, bạn vẫn có thể ngắm hoa và hái quả từ những cây mận ở nhà người dân A Lưới. Bên cạnh hoa đào, hiện, địa phương đang khuyến khích, vận động người dân trồng thêm cây mận ở một số khu vực phục vụ du lịch.