Chủ Nhật, 03/05/2020 07:35

Từ chiều ngày 3/11, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Theo chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ngày 3/11, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Trong 2,5 ngày, 4 nhóm vấn đề sẽ chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này gồm: Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Nội vụ, Thanh tra.

Ngày 2/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về 2 dự án LuậtThảo luận Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và Dự án Luật Phòng thủ dân sựNâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác phòng, chống rửa tiền

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Giá (sửa đổi). Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Trong phiên họp buổi chiều, Quốc hội sẽ chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực Xây dựng.

Phiên chất vấn sẽ tập trung vào các nội dung: Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý phát triển đô thị của Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn; việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô thành phố Hà Nội; quản lý thị trường bất động sản; việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh bất động sản; việc xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân lao động, nhất là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp và các thành phố lớn; trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong xây dựng, ban hành, thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn giá, định mức trong xây dựng cơ bản; việc kiểm soát giá và bảo đảm nguồn nguyên, vật liệu để xây dựng các công trình, dự án, nhất là các dự án quan trọng quốc gia.

Người trả lời chất vấn là Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Kiểm toán Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Trước đó, trong phiên họp buổi sáng ngày 2/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Chiều cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe: Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Giá (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giá (sửa đổi).

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi). Phiên thảo luận đã có 18 đại biểu phát biểu, 3 đại biểu tranh luận. Đa số ý kiến đại biểu tán thành với sự cần thiết sửa đổi Nội quy kỳ họp Quốc hội; đồng thời cơ bản tán thành với nhiều nội dung của dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), hồ sơ dự thảo Nghị quyết và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Các ý kiến đại biểu đều tán thành với mục đích, quan điểm xây dựng dự thảo Nghị quyết và cho rằng dự thảo Nghị quyết phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, cơ bản bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật và tính khả thi.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung cho ý kiến về những nội dung: phạm vi điều chỉnh; tên gọi của dự thảo Nghị quyết; kỳ họp Quốc hội; trách nhiệm của đại biểu Quốc hội; phiên họp toàn thể của Quốc hội; việc chất vấn và trả lời chất vấn, thảo luận, tranh luận, biểu quyết tại phiên họp toàn thể; thành phần được mời tham dự kỳ họp Quốc hội, dự thính tại phiên họp Quốc hội; tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội; việc lấy ý kiến đại biểu Quốc hội bằng phiếu xin ý kiến; trình tự tiến hành phiên họp của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; hồ sơ trình Quốc hội quyết định về nhân sự; trách nhiệm của đại biểu Quốc hội khi thảo luận, tranh luận tại phiên họp; vai trò của Chủ tọa, người được phân công điều hành phiên họp; bảo đảm trật tự, an ninh và trang nghiêm tại kỳ họp Quốc hội; các hình thức làm việc tại kỳ họp Quốc hội; hồ sơ, trình tự Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội; tập hợp, tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội tại các phiên họp; tổng kết kỳ họp; việc ban hành nghị quyết kỳ họp Quốc hội.

Ngoài ra, các đại biểu đã cho ý kiến về kỹ thuật lập pháp; đề nghị đổi mới phương thức thảo luận tại kỳ họp, có quy định cụ thể thủ tục thảo luận ở tổ và phiên họp toàn thể; bổ sung quy định về nội dung hoạt động giám sát tại kỳ họp; việc áp dụng phần mềm chuyển ngữ.

Kết thúc phiên thảo luận, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Theo Báo Tin tức

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế
Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế

Chiều 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Đại học (ĐH) Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục, đào tạo. Cùng tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển
Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển

Sáng 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - Quốc hội khóa XV do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực giáo dục (GD), đào tạo (ĐT), văn hóa (VH), du lịch (DL).