Thứ Hai, 16/05/2016 09:18

Tuyên dương 48 giáo viên tiêu biểu dạy học sinh khuyết tật

Dự lễ tuyên dương các nhà giáo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao sự cống hiến, hi sinh thầm lặng của các thầy cô giáo dạy học sinh khuyết tật, coi đây là là tấm gương cho thế hệ trẻ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Lê Quốc Phong trao phần thưởng tặng các thầy giáo, cô giáo dự chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô"

Tối ngày 15/11, tại Hà Nội, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tuyên dương 48 giáo viên dạy học sinh khuyết tật trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” 2018.

Tại buổi lễ vinh danh các nhà giáo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao việc tổ chức chương trình tôn vinh các nhà giáo “Chia sẻ cùng thầy cô” và nói rằng các thầy cô giáo không chỉ là những người người nghị lực kiên trì còn là những tấm lòng hết sức bao la, là những tấm gương vượt qua khó khăn để dạy dỗ học sinh và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao sự cống hiến, hi sinh thầm lặng của các thầy cô giáo dạy học sinh khuyết tật. Phó Thủ tướng nhận xét rằng các thầy cô xứng đáng được xã hội tôn vinh, là tấm gương cho thế hệ trẻ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, chăm sóc, giáo dục học sinh bình thường đã khó, đối với học sinh khuyết tật lại càng khó khăn hơn. Phó Thủ tướng cho rằng, việc chăm sóc, giáo dục, giảng dạy cần được quan tâm, chú trọng hơn nữa, giúp các em khuyết tật tự khẳng định bản thân và có cơ hội hòa nhập cộng đồng…

Phó Thủ tướng lưu ý, trong đổi mới giáo dục thời gian tới cần quan tâm hơn tới trẻ khuyết tật. Trường phổ thông phải có cơ sở vật chất, trang bị kinh nghiệm và kiến thức cho các thầy cô để dạy trẻ khuyết tật hòa nhập với cộng đồng.

Tại chương trình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS HCM - Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Lê Quốc Phong đã tặng Bằng khen của Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Bộ GD-ĐT và phần thưởng cho 48 tấm gương giáo viên có nhiều cống hiến trong sự nghiệp giáo dục học sinh khuyết tật.

Năm 2018, Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2018 tuyên dương các nhà giáo đang dạy học sinh khuyết tật trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và trung tâm bảo trợ xã hội thuộc Bộ LĐ, TB-XH, Bộ GD-ĐT. Sau 2 tháng kể từ khi phát động Chương trình (25/7 - 25/9/2018), Ban Tổ chức đã chọn ra 48 gương thầy cô giáo từ các tỉnh, thành phố; người nhiều tuổi nhất là thầy Vy Văn Vọng (sinh năm 1961, giáo viên Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) và người trẻ tuổi nhất là cô Đoàn Thị Nhật Phương (sinh năm 1990, giáo viên Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) và cô Nguyễn Thị Dang (sinh năm 1990, giáo viên trường Chuyên biệt Hy vọng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định); người có thời gian tham gia dạy lâu năm nhất là cô Nguyễn Thị Thu Hiếu (giáo viên Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, tỉnh Thái Bình) dạy học là từ năm 1985 tới nay.

“Chia sẻ cùng thầy cô” là chương trình nhằm khơi dậy tinh thần xung kích, tình nguyện, sẵn sàng cống hiến trong thanh niên; ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy giáo, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ, đặc biệt là đóng góp của đội ngũ giáo viên đang công tác tại vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo nơi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, dạy học sinh khuyết tật…

Theo Dân trí

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN cần một hệ thống giáo dục hòa nhập
ASEAN cần một hệ thống giáo dục hòa nhập

Các chuyên gia nhận định, đây là thập kỷ của sự thay đổi. Đại dịch COVID-19, tình hình xung đột địa chính trị xảy ra gần đây, cũng như biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu đã và đang thúc đẩy chúng ta suy nghĩ về những thách thức lớn nhất trong thời đại và đánh giá lại cách chúng ta làm mọi việc. Không loại trừ, ngành giáo dục cũng cần có cái nhìn cứng rắn hơn.

Niềm vui ngày giáp tết
Niềm vui ngày giáp tết

Những ngày trước Tết Tân Sửu, các tổ chức Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) trong tỉnh đến với người dân có hoàn cảnh khó khăn, ảnh hưởng lũ lụt, các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi để trao gửi những phần quà nghĩa tình.

Những lớp học tình thương
Những lớp học tình thương

“Cô giáo như mẹ hiền” là những ngôn từ mà các phụ huynh có con em học tại các lớp học chuyên biệt dành riêng cho các học sinh khuyết tật và thiểu năng trí tuệ trên địa bàn TP. Huế khi nói về các giáo viên phụ trách lớp.