Thứ Tư, 26/10/2016 16:25

UNICEF: Hàng triệu trẻ em bỏ lỡ vắc-xin sởi, dẫn đến bùng phát dịch

Theo báo cáo của UNICEF, ước tính 169 triệu trẻ em đã bỏ lỡ liều vắc-xin sởi đầu tiên trong giai đoạn 2010-2017, tương đương với trung bình 21,1 triệu trẻ em mỗi năm.

UNICEF khởi động chiến dịch kêu gọi tin tưởng vào vaccineUNICEF: Cần 3,9 tỷ USD để bảo vệ 41 triệu trẻ em khỏi xung đột và thảm họaUNICEF hỗ trợ Lào cứu hộ nạn nhân sau lũ

Báo cáo của Liên Hiệp quốc (LHQ) ngày 25/4 cho biết, trong 8 năm qua, có hơn 20 triệu trẻ em bỏ lỡ vắc-xin sởi trên toàn thế giới mỗi năm, dẫn đến một con đường tiếp xúc với loại vi-rút này, hiện đang gây ra những đợt bùng phát dịch bệnh trên toàn cầu.

Ước tính 169 triệu trẻ em đã bỏ lỡ liều vắc-xin sởi đầu tiên trong giai đoạn 2010-2017. Ảnh: EPA-EFE

"Virus sởi sẽ tìm đến những đứa trẻ chưa được chủng ngừa. Nền tảng cho những đợt bùng phát bệnh sởi toàn cầu mà chúng ta đang chứng kiến ​​ngày hôm nay đã được đặt ra từ nhiều năm trước", bà Henrietta Fore, Giám đốc điều hành của Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) nhận định.

Theo báo cáo của UNICEF, ước tính 169 triệu trẻ em đã bỏ lỡ liều vắc-xin sởi đầu tiên trong giai đoạn 2010-2017, tương đương với trung bình 21,1 triệu trẻ em mỗi năm.

Trong khi đó, dữ liệu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố lưu ý, các ca nhiễm sởi trên toàn thế giới tăng gần gấp 4 lần trong quý đầu tiên của năm 2019, so với cùng kỳ năm 2018, lên 112.163 trường hợp.

Trước đó, vào năm 2017, khoảng 110.000 người, hầu hết là trẻ em đã tử vong vì bệnh sởi, tăng 22% so với năm 2016, UNICEF ​​cho hay.

Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cao, có thể dẫn đến tử vong và có thể gây mù, điếc hoặc tổn thương não. Căn bệnh này hiện đang lan rộng trong các đợt bùng phát ở nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm Mỹ, châu Âu, Philippines, Tunisia và Thái Lan.

Cũng theo UNICEF, do việc thiếu khả năng tiếp cận, hệ thống y tế yếu kém, sự tự mãn và trong một số trường hợp là sự sợ hãi hoặc hoài nghi về vắc-xin, mức độ bao phủ toàn cầu của liều vắc-xin sởi đầu tiên đã được báo cáo ở mức 85% vào năm 2017. Mức độ bao phủ toàn cầu đối với liều vắc-xin sởi thứ 2 thậm chí còn thấp hơn, chỉ ở mức 67%.

Trong số các quốc gia có thu nhập cao, Mỹ hiện đang phải đối phó với đợt bùng phát sởi lớn nhất trong gần 20 năm ở quốc gia này. Mỹ cũng đứng đầu danh sách những nơi có nhiều trẻ em bỏ lỡ liều vắc-xin sởi đầu tiên nhất trong giai đoạn 2010-2017 của UNICEF, với hơn 2,5 triệu trẻ em.

Tiếp đến là Pháp và Anh, lần lượt có hơn 600.000 và 500.000 trẻ em chưa được chủng ngừa trong cùng kỳ.

Tuy nhiên, ở những quốc gia nghèo hơn, tình trạng này được cho là "nghiêm trọng", báo cáo của UNICEF ​​khẳng định. Chẳng hạn như trong năm 2017, Nigeria có số lượng cao nhất trẻ em dưới 1 tuổi bỏ lỡ liều vắc-xin sởi đầu tiên, ở mức gần 4 triệu trẻ em. Tiếp ngay sau đó là Ấn Độ với 2,9 triệu trẻ em, Pakistan và Indonesia cùng ở mức 1,2 triệu trẻ em, và Ethiopia với 1,1 triệu trẻ em.

"Nếu chúng ta nghiêm túc trong việc ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa này, chúng ta cần chủng ngừa cho mọi trẻ em, ở các quốc gia giàu và nghèo như nhau", Giám đốc điều hành UNICEF nhấn mạnh.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sớm có quy định cho trẻ em khi tham gia mạng xã hội
Sớm có quy định cho trẻ em khi tham gia mạng xã hội

Trong thời đại 4.0, internet và mạng xã hội (MXH) xuất hiện phổ biến hơn với trẻ em, góp phần hỗ trợ trẻ cả về mục đích giáo dục và giải trí. Tuy nhiên, MXH cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy cho trẻ.

UNICEF 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023
UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023

Một loạt các cuộc khủng hoảng có mối liên hệ với nhau được dự báo sẽ tác động lớn đến trẻ em vào năm 2023. Một báo cáo vừa được Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố đã nêu chi tiết những xu hướng sẽ định hình cuộc sống của các em trong những tháng tới.

Nhiều trẻ em thiếu kỹ năng sống
Nhiều trẻ em thiếu kỹ năng sống

Những vụ tai nạn liên tiếp xảy ra trong đầu năm 2023 với nạn nhân là trẻ em cho thấy, trẻ em trong thời đại hiện nay đang quá thiếu về kỹ năng sống.