Chủ Nhật, 27/10/2019 15:09

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 6

Ngày 27/4, tại thành phố Đà Nẵng, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 6.

Bổ sung các biện pháp chế tài xử lý nghiêm đối với hành vi gây thất thoát, lãng phíKhai mạc Phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiQuốc hội: Đảm bảo chất lượng cao nhất cho các dự án Luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.

Tại phiên họp này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội sẽ họp thẩm tra các dự án: Luật Thanh tra (sửa đổi), Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; đồng thời, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về việc thành lập thị trấn Phương Sơn thuộc huyện Lục Nam và thành lập thị trấn Bắc Lý thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, trong phiên họp này, Ủy ban Pháp luật sẽ thẩm tra chính thức đối với 2 dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Với các dự án Luật trên, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã thẩm tra sơ bộ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến. Chính phủ cũng đã tiếp thu ý kiến và hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục để Ủy ban Pháp luật tiến hành thẩm tra chính thức.

Với nội dung Tờ trình của Chính phủ về việc thành lập thị trấn Phương Sơn thuộc huyện Lục Nam và thành lập thị trấn Bắc Lý thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, sau khi thẩm tra xong, Ủy ban Pháp luật sẽ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào chương trình phiên họp thứ 11, tháng 5 tới.

Thời gian phiên họp ngắn, chỉ diễn ra trong hai ngày 27 và 28/4, nên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đề nghị các thành viên Ủy ban phát biểu sôi nổi, tập trung, có tinh thần xây dựng, trách nhiệm cao để hoàn thành các nội dung dự kiến với chất lượng cao nhất.

Trong sáng 27/4, các thành viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tiến hành thẩm tra dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đã đọc tờ trình, dự thảo Luật. Theo đó, việc ban hành Luật này sẽ kịp thời thể chế hóa chủ trương phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” được đặc biệt nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và tiếp tục cụ thể hóa quyền làm chủ của Nhân dân, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân... Bố cục của dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 7 chương và 74 điều.

Tại phiên họp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và đánh giá hồ sơ dự án Luật đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, đúng quy định. Ủy ban Pháp luật cũng đã cho ý kiến, kiến nghị chỉnh sửa, bổ sung một số vấn đề trong dự thảo Luật.

Theo Báo Tin tức

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế
Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế

Chiều 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Đại học (ĐH) Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục, đào tạo. Cùng tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển
Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển

Sáng 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - Quốc hội khóa XV do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực giáo dục (GD), đào tạo (ĐT), văn hóa (VH), du lịch (DL).