Thứ Bảy, 15/04/2017 15:50

Văn hay, chữ tốt nhờ đọc sách

Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời thông qua văn hoá đọc, Trường THCS Lý Tự Trọng (Huế) đã phát động "Tuần lễ học tập suốt đời", với chủ đề “Tự học để phát triển năng lực và phẩm chất”.

“Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại”Phú Vang tổ chức lễ phát động “Tuần lễ học tập suốt đời” năm 2015

Trong thư viện Trường THCS Lý Tự Trọng luôn thu hút đông đảo học sinh

Câu chuyện học tập suốt đời của Bác Hồ qua phần kể chuyện sách “Ánh mắt Bác Hồ” do em Cẩm Tú (lớp 71) thể hiện tại buổi lễ thật sâu lắng, gợi nhớ trong mỗi người hình ảnh tấm gương học tập của Bác Hồ, toát lên nội dung: Tự học là con đường vững vàng dẫn tới thành công, HS cần nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học mà đọc sách là một phương pháp tự học hiệu quả nhất.

Phát triển văn hóa đọc là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của Trường THCS Lý Tự Trọng, giai đoạn 2015-2020. Ngoài tuần lễ đọc sách được tổ chức quy mô, được làm mới qua từng năm, các hoạt động như triển lãm chủ đề sách, thiết kế mô hình sách, thi kể chuyện sách, bình chọn sách hay, vẽ tranh minh họa sách… đã tạo được sức hút với thầy, cô giáo, học sinh (HS) và cộng đồng trong các dịp khai giảng, hội xuân, hội trại.

Trường đã phối hợp với Thư viện Tổng hợp tỉnh, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, dự án Sách hóa nông thôn… suốt nhiều năm qua. Sắp tới, trường mở rộng liên kết với các dự án khởi nghiệp, các NXB uy tín như NXB Trẻ, First News… để mang đến ánh sáng tinh thần qua những trang sách cho không chỉ HS mà cả phụ huynh.

Cẩm Tú tâm sự: “Em thích lúc cùng bạn bè đọc sách trên sân trường, thích đến thư viện học, đọc, xem phim, tra cứu internet, thích được thầy cô hướng dẫn tạo slide, dựng clip, ghi âm bài kể chuyện"... Tú là một HS lớn lên trong gia đình thiếu thốn, cha mẹ ít chữ. Với em, trường là ngôi nhà thứ 2, nơi em có thể tự do mơ ước trở thành người có ích cho gia đình, xã hội… mà người bạn đồng hành của em là sách. Với Tú, thư viện trường là một bầu trời mở ra cho em rất nhiều mơ ước.

Tạo một không gian sách không khó, thu hút được thầy, trò đến và gắn bó với không gian sách mới thực sự khó. Để thu hút bạn đọc, thư viện ở đây với sự trợ lực của Ban giám hiệu, đã luôn đổi mới theo hướng tiện dụng cho người sử dụng. Hiện thư viện đã áp dụng thẻ điện tử, mượn, trả sách tự động; sách báo được bổ sung liên tục. Để khai thác công năng, mùa hè thư viện vẫn mở cửa, không chỉ đón HS mà cả người dân quanh vùng. Trung bình có gần 90 người dân và HS đến thư viện đọc sách mỗi ngày, tổng lượt sách, báo phục vụ đạt 8.000 lượt trong năm 2018.

Thời đại công nghệ 4.0, công nghệ lấn át văn hóa đọc truyền thống rất lớn. Tuy nhiên, ở Trường THCS Lý Tự Trọng, mạch nguồn văn hóa đọc vẫn tồn tại theo cách riêng. Thành công này bắt nguồn ở định hướng xây dựng môi trường đọc thân thiện: Đọc trong thư viện, trên hành lang, sân trường; đọc sách kết hợp nhiều tiện ích như máy tính, màn hình rộng, website, email, sách điện tử... Sự kết nối với nhiều tổ chức, cá nhân tâm huyết hay sự kết hợp trao đổi mô hình thư viện tư nhân, tủ sách dòng họ... cũng là cách làm mới nhằm tạo điểm sáng, cũng như đa dạng hoá việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc của trường.   

Chúng tôi nhận thấy rõ tình yêu văn học nói chung, tình yêu sách nói riêng ở mỗi cô cậu HS ở đây. Ngay cả cách chọn sách, báo để đọc cũng đang “chuyên nghiệp” hơn. Các em lớp 6 tò mò trước truyện tranh, thích nghe sách đọc. Các em lớp 7 đam mê kể chuyện sách văn học, bình sách theo chủ đề. Các em lớp 8, 9 tìm mượn các tác phẩm kinh điển, sách khoa học...

Giáo viên văn ở đây nhận xét, HS có những trang văn tình cảm, có niềm tin bằng năng lực có thể vượt qua số phận, có ước muốn sống có ích. Thầy Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng chia sẻ: “Nhờ hoạt động thư viện tốt nên chất lượng học văn của trường tiến bộ rõ rệt, có đến 30% em đạt loại giỏi…”.

Bài, ảnh: Phước Châu

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm bạn cùng sách
Làm bạn cùng sách

Nếu thiết bị điện tử ngày càng khiến nhiều em học sinh bị phân tán sự tập trung, thì những “Thư viện xanh”, “Thư viện thân thiện”… lại thu hút các bạn nhỏ đến một thế giới tuổi hoa hấp dẫn khác, mà ở đó, sách là “cánh cửa” không gì thay thế được.

Đọc  xem Thanh Tùng phỏng vấn
Đọc & xem Thanh Tùng phỏng vấn

Nhà báo Thanh Tùng vừa ra mắt cuốn PHỎNG VẤN, giấp phép của NXB Thuận Hóa. Sách gần 200 trang, tập hợp gần 30 bài phỏng vấn, hầu hết đã in trên báo Thừa Thiên Huế và báo Tiền Phong. Bài xưa nhất là bài phỏng vấn nhà văn Hoàng Quốc Hải (1993); bài mới nhất phỏng vấn nữ doanh nhân Cecile Le Pham (tháng 10/2022), khi chị đang chuẩn bị khai trương Bảo tàng Mỹ thuật ngoài công lập.

Khoe sách
Khoe sách

Không còn nghi ngờ về thú đọc sách và tình yêu sách của người Huế xưa nay như một nét đẹp văn hóa.

“Về miền cảm xúc” - Khúc ngẫu hứng của con tim
“Về miền cảm xúc” - Khúc ngẫu hứng của con tim

Bằng giọng văn chân thật, mộc mạc, cuốn bút ký, ghi chép “Về miền cảm xúc” của tác giả Trần Quang Khen (do Nhà xuất bản Đại học Huế ấn hành cuối tháng 4-2022) đã kể những câu chuyện thật gần gũi, đầy cảm xúc, chứa đựng nhiều hình ảnh thân quen và dễ dàng chạm đến trái tim người đọc.

Góc cối xay đến hẻm gió và sách
Góc cối xay đến hẻm gió và sách

Nhà dưới chân Đồi Trọ, cạnh cái ga Xép với cỏ may và gió. Làng nghèo bốn mùa đắp đổi chi cũng thiếu. Chỉ có gió là dư. Mạ kể suốt ngày nó lúp xúp đòi ngoại kể chuyện cổ tích.