Thứ Tư, 05/01/2011 10:51

Vì sự ổn định và phát triển bền vững của tài nguyên rừng

Trong cuộc họp với các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (giai đoạn 2011 - 2020) mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ những thách thức lớn đối với yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng thời gian tới là cần có những giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ hơn trong mục tiêu cải thiện chất lượng, độ che phủ cũng như đa dạng sinh học của rừng Việt Nam. Để đạt hiệu quả cao trong công tác bảo vệ rừng, năm 2013, có 45 tỉnh, thành phố trong cả nước chủ động đẩy mạnh hợp đồng khoán bảo vệ rừng với diện tích đạt trên 3,4 triệu ha. Bên cạnh những tiến bộ nhất định về công tác bảo vệ, chống cháy rừng, ngăn chặn vi phạm pháp luật giảm rõ rệt so với thời gian trước đây, các chỉ tiêu phát triển mới đạt kết quả khiêm tốn: Sáu tháng đầu năm nay, rừng đặc dụng, phòng hộ mới trồng hơn 2,3 ngàn ha, rừng sản xuất ước đạt 80% kế hoạch/năm và cây phân tán đạt 40% kế hoạch/năm. Đó là những hạn chế, điểm yếu nhất trong mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng hiện nay.

Do chất lượng rừng, đa dạng sinh học hiện đang tiếp tục bị suy giảm, đòi hỏi những biện pháp mạnh mẽ và đồng bộ hơn trong triển khai kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng sáu tháng cuối năm 2013 và những năm tiếp theo. Do đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước nói trên sớm triển khai các biện pháp tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách; đặc biệt, vốn sự nghiệp ngân sách Nhà nước chi cho đầu tư, mức đầu tư và thẩm định vốn. Tương tự, các thành viên của tổ chức này tăng cường nguồn lực, trang thiết bị cho lực lượng kiểm lâm đang rất thiếu và yếu hiện nay, kiên quyết hơn trong bảo vệ rừng tự nhiên, yêu cầu nghĩa vụ các chủ đầu tư sử dụng đất rừng và trồng bù rừng; kiểm tra một số điểm nóng về phát triển, bảo vệ rừng hiện nay.

Tại Thừa Thiên Huế, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm (KL) tỉnh Nguyễn Đại Anh Tuấn cho biết, sáu tháng đầu năm nay, công tác quản lý bảo vệ rừng với nhiều giải pháp hiệu quả được triển khai nên tình trạng khai thác, chặt phá rừng, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn cơ bản được kiểm soát và chuyển biến tích cực đã góp phần tăng cường sức mạnh trong công tác này. Với mục tiêu hướng về cơ sở vì sự ổn định và phát triển bền vững của tài nguyên rừng, Chi cục KL tỉnh khẩn trương chỉ đạo các hạt KL xây dựng kế hoạch giao rừng cho các xã thuộc A Lưới để triển khai trong năm 2013 với tổng diện tích 4,5 ngàn ha rừng tự nhiên. Đối với nguồn kinh phí giao rừng tỉnh cấp trực tiếp cho cấp huyện với 2,7 tỷ đồng, Chi cục KL tỉnh chỉ đạo các hạt KL phối hợp với các phòng chức năng của huyện xây dựng kế hoạch, hoàn thiện hồ sơ giao rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai. Thời gian qua, địa bàn Hương Thủy và A Lưới xảy ra hai vụ cháy rừng trồng với diện tích 1,7 ha nhưng được các lực lượng chức năng phát hiện và tổ chức cứu chữa kịp thời, không để cháy lan rộng. Các đơn vị, địa phương phát hiện, lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính 24 vụ phá rừng làm nương rẫy trái phép với diện tích hơn 10 ha trên địa bàn Nam Đông, A Lưới và Phong Điền và đề nghị khởi tố một vụ án do đối tượng chặt phá 0,85 ha rừng tự nhiên tại Hương Phú (Nam Đông).
 
Mặc dù, độ che phủ rừng của tỉnh hiện đạt hơn 56,7% nhưng việc thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng vẫn còn những hạn chế và tài nguyên rừng vẫn bị xâm hại. Do vậy, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT, các ban Chỉ huy Bảo vệ rừng - Phòng chống cháy rừng các huyện chỉ đạo các chủ rừng và UBND các xã rà soát nguồn quỹ thu theo quyết định của UBND tỉnh để có kế hoạch sử dụng cho công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) rừng; đặc biệt là việc mua sắm trang thiết bị PCCC rừng kịp đưa vào sử dụng trong mùa khô năm nay. UBND tỉnh có kế hoạch tăng cường biên chế và nguồn lực tài chính cho lực lượng KL để đáp ứng nhu cầu quản lý bảo vệ rừng hiện nay. Chính quyền các địa phương cần tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất rừng để có kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý tại địa phương. Ngoài ra, đề nghị tỉnh phân bổ mục lục ngân sách công tác PCCC rừng cho địa phương và bố trí kinh phí theo thông tư liên tịch của các bộ Nông nhiệp và PTNT, Tài chính và quyết định của UBND tỉnh...
Vĩnh Cự
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.