Thứ Bảy, 12/04/2008 20:02

Việc ông Phan Thiềm trồng mới các loại cây để nhận đền bù là đúng như đơn tố cáo

Nhằm kiểm tra, xem xét trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Dũng (64 tuổi, trú thôn Thuỷ Yên Thượng, xã Lộc Thuỷ) tố cáo ông Nguyễn Văn Thiềm cố ý khai khống các loại cây trồng và có những hành vi khác nhằm nâng giá trị bồi thường về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng công trình hồ chứa nước nói trên, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch UBND kiêm Chủ tịch Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (BT, HT&TĐC) huyện Phú Lộc. Liên quan việc ông Phan Thiềm trồng mới các loại cây để được đền bù, ông Nguyễn Thanh Hà khẳng định:
Ông Nguyễn Thanh Hà. Ảnh: Minh Văn 

Nội dung tố cáo của ông Nguyễn Văn Dũng về vấn đề này là đúng sự thật. Tuy nhiên, đây là vấn đề mà Hội đồng BT, HT&TĐC huyện đã phát hiện, phúc tra trước đó và có biện pháp giải quyết. Qua đấu tranh, phúc tra, chúng tôi loại trừ tất cả các cây mới trồng, hồ cá mới đào cũng như các công trình lán trại, nhà ở mới xây dựng sau thời điểm họp dân công bố dự án của ông Phan Thiềm và tất cả các hộ dân có hành vi tương tự (các hộ dân này đồng tình và ký vào biên bản phúc tra). Riêng hộ ông Nguyễn Văn Dũng, trong cuộc họp ngày 17/9 vừa qua, với sự hiện diện của đôi bên, ông Phan Thiềm phát biểu: Ban đầu, ông Nguyễn Văn Dũng chủ động bàn với ông trồng cây và xây nhà để được đền bù trên các mảnh đất làm chung. Tuy nhiên, sau đó không rõ vì lý do gì, ông này không thực hiện nữa mà quay lại tố cáo ông (thời điểm ông Nguyễn Văn Dũng tố cáo sau khi hết hạn công khai phương án bồi thường, hỗ trợ của huyện).

* Việc ông Nguyễn Văn Dũng tố cáo hành vi tham ô, tham nhũng, đút lót của ông Phan Thiềm đối với cán bộ kiểm kê của Hội đồng BT,HT&TĐC huyện thì sao, thưa ông?
 
Tại buổi làm việc ngày 10/8 trước đó (có cả cán bộ Công an huyện), sau khi có ý kiến đề nghị làm rõ các hành vi đưa hối lộ và tham nhũng như ông Nguyễn Văn Dũng đề cập, ông này khẳng định sự thật là không có. Do bản thân tức giận ông Phan Thiềm, nên ông mới có hành vi vu khống như thế (!?). Qua đó, ông đã xin lỗi và rút lại lời tố cáo này.
 
* Xin ông cho biết việc tranh chấp hai thửa đất mà trước đây các ông Nguyễn Văn Dũng và Phan Thiềm đã canh tác?
 
Vấn đề này, UBND xã Lộc Thuỷ đã tổ chức các buổi hoà giải giữa các ông Nguyễn Văn Dũng và Phan Thiềm nhưng bất thành. Sau đó, tại cuộc họp ngày 17/9 diễn ra ở trụ sở UBND xã, cả hai đều trình bày: Nguyên trước đây, thửa đất số 57 (bản đồ địa chính do Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh lập ngày 15/10/2009), do cha, mẹ ông Phan Thiềm tự khai hoang làm rẫy để lại cho ông (hiện trên đất vẫn còn nhiều cây mít trồng lâu năm), nhưng bản thân bỏ hoang hoá một thời gian. Đến năm 2004, ông Phan Thiềm rủ ông Nguyễn Văn Dũng cùng phục hồi thửa đất trên để trồng rừng rồi hưởng chung hoa lợi.
 


Xung quanh ông Mai Đình Giáp (con rể ông Phan Thiềm) là những cây xoài và thanh trà mới trồng để chờ đền bù với chiều cao khoảng từ 0,8 - 1m (ảnh: TL - chụp lúc Hội đồng BT, HT&TĐC huyện đang phúc tra việc đền bù đối với ông Phan Thiềm)

Đến khi Nhà nước có chủ trương thu hồi thửa đất trên, ông Nguyễn Văn Dũng yêu cầu ông Phan Thiềm: Ngoài chia đôi giá trị tài sản trên đất là cây rừng trồng thì ông còn phải được chia đôi giá trị bồi thường, hỗ trợ về đất (!?). Ông Phan Thiềm không chấp nhận, do đây là thửa đất của cha, mẹ ông để lại (ông Nguyễn Văn Dũng chỉ cùng làm ăn và chia nhau lợi tức trên đất). Trong buổi làm việc nói trên, ông Phan Thiềm cũng nêu rõ: Chỉ vì nghĩ đến công sức của ông Nguyễn Văn Dũng cũng như tình làng nghĩa xóm giữa đôi bên, ông chấp nhận chia cho ông này 20% giá trị bồi thường, hỗ trợ về đất của thửa đất trên. Ông Nguyễn Văn Dũng không chấp thuận theo đề nghị mà ông đưa ra.

Qua tìm hiểu thực tế cũng như các buổi làm việc với các bên liên quan, chúng tôi nhận thấy: Nguồn gốc thửa đất trên là của ông Phan Thiềm. Còn ông Nguyễn Văn Dũng chỉ là người cùng làm, ăn chia thành quả lao động chung của hai người trên thửa đất đó. Tại cuộc họp ngày 17/9 vừa qua, đại diện Hội đồng BT, HT&TĐC huyện và UBND xã nêu ý kiến: Về đất, chính quyền địa phương xác định nguồn gốc sử dụng là của gia đình ông Phan Thiềm và hộ ông này được Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thẩm định đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ. Tiếp đó, Hội đồng BT,HT&TĐC huyện sẽ chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho hộ ông Phan Thiềm (ông Nguyễn Văn Dũng chấp nhận hộ ông Phan Thiềm làm đại diện đăng ký công tác bồi thường, hỗ trợ đối với thửa đất này).
 
Riêng việc giải quyết phân chia giá trị bồi thường, hỗ trợ, do hai hộ tự thoả thuận và giải quyết theo Luật Dân sự. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Dũng không những không chấp nhận mà còn thách thức đơn vị thi công không được thi công tại thửa đất liên quan này (!?), khi ông không được thoả mãn việc phân chia tiền bồi thường, hỗ trợ như đã nêu.
 
* Để kết thúc vấn đề này, cơ quan thẩm quyền đã xem xét giải quyết như thế nào đối với đơn khiếu nại, tố cáo của ông Nguyễn Văn Dũng, thưa ông?
 
Tại buổi làm việc ngày 17/9 vừa qua, đại diện Hội đồng BT, HT&TĐC huyện đã có ý kiến nhắc nhở việc ông Nguyễn Văn Dũng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, trái với Luật Khiếu nại, tố cáo và Quyết định số 1701/QĐ-UBND ngày 29/7/2008 của UBND tỉnh phê duyệt phương án tổng thể dự án đầu tư xây dựng công trình Hồ chứa nước Thuỷ Yên - Thuỷ Cam. Đối với vấn đề này, đương sự đã chấp nhận và hứa sẽ tự khắc phục.
 
* Xin cám ơn ông!
 
Vĩnh Cự (thực hiện)
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.