Thứ Ba, 08/01/2013 10:43

Việt-Nhật tăng cường hợp tác thông tin và truyền thông

Việt Nam mong muốn Nhật Bản ưu tiên dành nguồn vốn ODA cho các dự án về an toàn thông tin tại Việt Nam.

Nhận lời mời của Bộ trưởng Nội Vụ và Truyền thông Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Bắc Son có chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 6-9/7/2015.

Trong thời gian thăm Nhật Bản, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và đoàn đã có buổi hội đàm song phương với Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Truyền thông, thăm và làm việc với các tập đoàn hàng đầu về bưu chính, viễn thông và CNTT của Nhật Bản; chứng kiến Lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp hai nước.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Bộ trưởng Bộ Nội Vụ và Truyền thông Sanae  TAKAICHI

Sáng 7/7, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã có buổi hội đàm song phương với Bộ trưởng Bộ Nội Vụ và Truyền thông Sanae TAKAICHI. 

Tại Hội đàm, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm nhằm triển khai các thỏa thuận cấp cao hai nước và góp phần củng cố và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Hai bên đã điểm lại hợp tác trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trong thời gian qua.

Trên cơ sở hợp tác tốt đẹp đã có, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đề nghị hai bên đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực chính phủ điện tử, bưu chính, tần số và phát thanh truyền hình.

Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Nhật bản trong việc đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường mạng và mong muốn Nhật Bản ưu tiên dành nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) cho các dự án về an toàn thông tin tại Việt Nam.

Bộ trưởng Sanae TAKAICHI đánh giá cao sự phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực CNTT- truyền thông và cho rằng Việt Nam đang có vai trò dẫn dắt quan trọng trong lĩnh vực này tại khu vực ASEAN. Đồng thời cam kết Bộ Nội Vụ và Truyền thông Nhật Bản sẽ tiếp tục dành các hỗ trợ về đào tạo và sẽ cùng Bộ Ngoại giao Nhật Bản và JICA phối hợp trong việc hỗ trợ các dự án về an toàn thông tin cho Việt Nam.

Hai Bộ trưởng nhất trí duy trì kênh đối thoại thường xuyên để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý, khuyến khích đẩy mạnh hợp tác đầu tư kinh doanh giữa doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và CNTT hai nước.

Sau buổi Hội đàm, Lãnh đạo hai Bộ đã chứng kiến Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về tần số vô tuyến điện giữa Cục Tần số Việt Nam và Cơ quan Quản lý tần số Nhật Bản và Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPOST) và Bưu điện Nhật Bản (JPPOST).

Nhân dịp này, Bộ trưởng và đoàn công tác đã đến thăm, làm việc và tiếp xã giao các Tập đoàn NTT, Fujitsu, NEC, Nissho, Hitachi và Dai-ichi.

Tại trụ sở Tập đoàn NTT, Bộ trưởng đã chứng kiến Lễ ký kết hợp đồng hợp tác giữa NTT và Tập đoàn VNPT.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Cục An toàn thông tin đã cùng Cơ quan An toàn thông tin Nhật Bản (NISC) thiết lập quan hệ đối tác và ký kết biên bản ghi nhớ nhằm xây dựng các kế hoạch hợp tác trong thời gian tới.

Sáng 8/7, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đồng chủ trì Diễn đàn xúc tiến đầu tư CNTT-TT Việt Nam Nhật Bản.

Diễn đàn dự kiến có sự tham dự của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Nhật Bản, đại diện các tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An và đại diện các doanh nghiệp CNTT-TT Việt Nam cùng sự tham gia của khoảng 50 doanh nghiệp của Nhật Bản đã đầu tư tại Việt Nam và các doanh nghiệp đang tìm hiểu thị trường Việt Nam./.

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.