Chủ Nhật, 17/04/2016 21:39

Vốn FDI vào Đông Nam Á tăng 18% trong nửa đầu năm 2018

Theo báo cáo về những xu hướng đầu tư mới nhất của Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực Đông Nam Á tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái lên 73 tỷ USD, dẫn đầu là Singapore với 35 tỷ USD, 9 tỷ USD ở Indonesia và xấp xỉ 7 tỷ USD được đổ vào Thái Lan. Trong khi đó, dữ liệu từ Bangko Sentral Ng Pilipinas (BSP) cho thấy, dòng vốn FDI vào Philippines trong năm nay đã tăng 42,4% lên 5,755 tỷ USD so với mức 4,041 tỷ USD trong nửa đầu năm 2017.

Thêm hơn 13 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt NamThúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số ở Đông Nam ÁChính sách giao thông bền vững cho ASEAN

 FDI vào các nước ASEAN tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Bloomberg

Cũng theo BSP, các “đối thủ cạnh tranh” đáng chú ý khác trong khu vực Đông Nam Á về tổng khối lượng FDI là Thái Lan và Việt Nam, với mức tăng trưởng tương ứng 67,08% lên 6,912 tỷ USD được đầu tư vào Thái Lan, trong khi Việt Nam tăng 11,84% lên 6,99 tỷ USD từ 6,25 tỷ USD.

FDI, bao gồm các khoản vay của các công ty, các khoản vay nội bộ và đầu tư vào các dự án khởi nghiệp ở nước ngoài, là một chuỗi toàn cầu hóa và là dấu hiệu tiềm năng cho sự tăng trưởng của chuỗi cung ứng doanh nghiệp và các mối quan hệ thương mại trong tương lai. Tuy nhiên, nó cũng có thể đi theo chiều hướng ngược lại khi các công ty này rút ra khỏi các dự án nước ngoài.

Mặc dù FDI toàn cầu giảm 41% trong nửa đầu năm nay, nhưng số tiền đổ vào các dự án khởi nghiệp mới được công bố (Greenfield) đã tăng 42%, mang đến một tia hy vọng rằng sẽ có nguồn tiền lớn hơn được đầu tư, đồng thời thúc đẩy chi tiêu và giao dịch trong tương lai.

Số liệu cho thấy, các khoản đầu tư Greenfield ở châu Á đã đạt mức cao kỷ lục, trong đó Indonesia có 28 tỷ USD, Việt Nam 18 tỷ USD và Philippines 12 tỷ USD.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Business World)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tháng 1 2023, vốn FDI đăng ký mới tăng 48,5
Tháng 1/2023, vốn FDI đăng ký mới tăng 48,5%

Tổng cục Thống kê vừa công bố, tính từ đầu năm đến ngày 20/1, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam, bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 1,69 tỷ USD, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm trước.

Các đối tác chính của Apple lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á vào năm 2023
Các đối tác chính của Apple lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á vào năm 2023

Các đối tác của Apple là Foxconn Technology Group và Pegatron Corp đã đưa Đông Nam Á vào kế hoạch mở rộng của hãng đến năm 2023, qua đó đánh dấu một bước tiến cho thấy các nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn trên toàn cầu sẽ tiếp tục bổ sung năng lực sản xuất ngoài Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro địa chính trị và kinh tế.

Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường IPO linh hoạt nhất năm 2022
Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường IPO linh hoạt nhất năm 2022

Theo một báo cáo vừa được Công ty kiểm toán đa quốc gia Ernst & Young (EY) công bố ngày 5/1, thị trường phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở châu Á - Thái Bình Dương là thị trường linh hoạt nhất so với các khu vực khác trong năm vừa qua, với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn và cao hơn.

Du lịch 2023, Đông Nam Á chờ khách Trung Quốc
Du lịch 2023, Đông Nam Á chờ khách Trung Quốc

"Campuchia là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất với du khách Trung Quốc", Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhấn mạnh hôm 2-1 và khẳng định Campuchia rất vui mừng chào đón sự trở lại của khách Trung Quốc.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.