Thứ Bảy, 19/03/2016 06:46

WHO: Lao vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới

Bệnh lao vẫn là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới, mặc dù những nỗ lực toàn cầu đã ngăn chặn được khoảng 54 triệu ca tử vong do lao kể từ năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua (18/9) đưa ra cảnh báo.

LHQ nhất trí kế hoạch toàn cầu chống lại bệnh laoẤn Độ: Không thể loại bỏ bệnh lao nếu không bỏ thói quen hút thuốcLHQ: Cần "hành động chưa từng có" để chấm dứt bệnh lao​Mỹ tìm ra cách xét nghiệm nhanh bệnh lao qua máuSiêu vi khuẩn lao cản trở nỗ lực kiểm soát toàn cầu

Bệnh nhân điều trị lao trong một bệnh viện. Ảnh: MSN

Trong Báo cáo về bệnh lao toàn cầu mới nhất năm 2018, WHO cho biết các nước vẫn chưa hành động đủ để có thể chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 và kêu gọi các cam kết quốc gia và quốc tế ở quy mô lớn chưa từng thấy. WHO cũng kêu gọi những hành động mang tính quyết định từ gần 50 người đứng đầu nhà nước và chính phủ, những người dự kiến ​​gặp nhau vào tuần tới trong cuộc họp cấp cao nhất của Liên Hiệp quốc về bệnh lao, Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo cáo cho thấy, tổng số tử vong vì bệnh lao đã giảm trong năm qua, với ước tính có khoảng 10 triệu người mắc bệnh lao và 1,6 triệu ca tử vong, trong đó bao gồm khoảng 300.000 người dương tính với HIV vào năm 2017. Như vậy, số ca nhiễm bệnh mới đã giảm 2%/năm.

Tuy nhiên, việc thiếu báo cáo và chưa được chẩn đoán để phát hiện bệnh lao vẫn còn là một thách thức lớn. Trong số 10 triệu người mắc bệnh lao vào năm 2017, chỉ có 6,4 triệu người được chính thức ghi nhận bởi các hệ thống báo cáo quốc gia, khiến 3,6 triệu người không được chẩn đoán, hoặc phát hiện nhưng không được báo cáo.

Theo WHO, chưa tới 1/2 trong số ước tính khoảng 1 triệu trẻ em mắc bệnh lao được báo cáo trong năm 2017. Phạm vi điều trị cũng còn chậm khi chỉ ở mức 64%, do đó cần phải tăng lên ít nhất 90% vào năm 2025 để đáp ứng các mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.

Để nâng cao tỷ lệ phát hiện, chẩn đoán và điều trị khẩn cấp, WHO và các đối tác đã khởi xướng một sáng kiến ​​mới vào năm 2018 để đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng cho 40 triệu người mắc bệnh lao từ năm 2018 đến năm 2022, đồng thời dự đoán rằng, ít nhất 30 triệu người sẽ có thể để điều trị bệnh lao trong khoảng thời gian này.

WHO cũng mạnh mẽ khuyến cáo việc điều trị dự phòng cho những người sống chung với HIV và trẻ em dưới 5 tuổi sống trong các hộ gia đình bị bệnh lao và đã ban hành hướng dẫn mới liên quan để tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ phòng ngừa cho những ai cần thiết.

Cuộc họp cấp cao của LHQ trong tuần tới về bệnh lao có vai trò rất quan trọng và WHO đặc biệt chú trọng đến việc thúc đẩy các cam kết ở cấp nhà nước để kích hoạt các hành động đa ngành, song song với việc kêu gọi ngành y tế giải quyết các yếu tố nguy cơ và yếu tố quyết định của bệnh.

"Chúng tôi chưa bao giờ thấy sự chú ý và hiểu biết chính trị cấp cao đến như vậy về những gì thế giới cần làm để kết thúc bệnh lao và lao kháng thuốc", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Xinhua)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.