Thứ Ba, 07/04/2020 14:38

Xây dựng nền nông nghiệp tuần hoàn, có trách nhiệm

Xác định mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững, ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn (NNHC, NNTH); có sự liên kết theo chuỗi giá trị, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và gắn với thị trường tiêu thụ - là định hướng được đưa ra tại Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện các nội dung hợp tác giữa UBND tỉnh va Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm ngày 7/10.

Tìm đầu ra cho nông sản hữu cơ, OCOPChuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và chuỗi giá trị nông sảnMở rộng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơBiến rác thải thành phân hữu cơSản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơKhông để A Lưới khó khăn và nghèo kéo dài

Hội nghị có sự tham gia của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng đại diện lãnh đạo các ban ngành, địa phương và Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm).

Sản xuất thanh trà hữu cơ tại xã Phong Thu (Phong Điền)

Hình thành chuỗi giá trị

Đến nay, toàn tỉnh đã có 42 hộ dân và 2 HTX đang hợp tác về phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ an toàn sinh học (ATSH), liên kết theo chuỗi giá trị với hơn 300 lợn nái và 6.000 con lợn thịt tại các địa phương. Ngoài ra, khoảng 500 ha diện tích lúa, ngô, đậu tương sản xuất hữu cơ theo chuỗi giá trị.

Ông Nguyễn Văn Lịch (Phong Thu, Phong Điền), một hộ dân tham gia liên kết chuỗi giá trị chăn nuôi với Tập đoàn Quế Lâm cho biết, sau 5 năm tham gia mô hình, gia đình ông đã đầu tư xây dựng chuồng trại theo công nghệ mới của công ty, mở rộng quy mô lên 20 lợn nái với 300 lợn thịt/năm.

Từ chăn nuôi lợn hữu cơ, gia đình ông đã có chuỗi sản xuất NNTH từ nguồn phân hữu cơ dồi dào để bón phân cho 3 ha thanh trà và bưởi da xanh. Ông Lịch cũng đã thành lập HTX cây ăn quả hữu cơ Bưởi thanh trà tại địa phương, liên kết được với 30 hộ dân tham. Có nguồn thu nhập cao từ chăn nuôi lợn, thanh trà hữu cơ, không lo giá cả biến động, đến nay gia đình ông Lịch lãi ròng từ trang trại với hơn 400 triệu đồng/năm.

Theo Tập đoàn Quế Lâm, trong quá trình xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi lợn hữu cơ ATSH, đơn vị này cung cấp chi phí, kỹ thuật đầu vào cho nông hộ bao gồm hướng dẫn kỹ thuật xây dựng chuồng trại, lợn nái, thức ăn, men vi sinh và cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cho nông dân tại chuồng.

Tập đoàn Quế Lâm đã hình thành tổ hợp chăn nuôi lợn hữu cơ, ATSH 4F tại xã Phong Thu (Phong Điền) với mục đích cung cấp lợn nái hậu bị, lợn con giống, tinh lợn cho các nông hộ trên địa bàn, điều phối sản phẩm thịt lợn trên thị trường để chuỗi cung ứng hàng hóa không bị đứt gãy.

Hiện nay, do nhu cầu chăn nuôi lợn hữu cơ, ATSH liên kết ngày một tăng, xu hướng các hộ mở rộng quy mô chăn nuôi và tăng đàn nên công ty đã xây dựng trạm sản xuất tinh lợn, hoàn thiện nhà máy thức ăn chăn nuôi công suất 50 nghìn tấn/năm và đang liên kết với Nhật Bản xây dựng nhà máy sản xuất men vi sinh để khép kín và chủ động trong tất cả các khâu chuỗi giá tị chăn nuôi lợn.

Tăng trưởng xanh và bền vững

Ông Nguyễn Long An, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT chia sẻ, năm 2019, biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư mở rộng sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm NNHC giữa UBND tỉnh và Tập đoàn Quế Lâm được ký kết. Thỏa thuận đã góp phần thúc đẩy phát triển NNHC của tỉnh. Đồng thời, là cơ sở pháp lý để hai bên hợp tác chuyển giao, ứng dụng quy trình kỹ thuật, công nghệ hữu cơ vi sinh để sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.

Tập đoàn Quế Lâm đã xây dựng hệ thống tiêu thụ và phát triển thị trường trên toàn quốc hướng vào các trường học, bệnh viện, nhà trẻ và các khu công nghiệp. Riêng tại Thừa Thiên Huế, đơn vị này đã xây dựng và đi vào hoạt động 2 siêu thị nông sản hữu cơ.

Phối hợp với UBND huyện Quảng Điền xây dựng và đưa vào hoạt động cửa hàng nông sản hữu cơ và đang xây dựng cửa hàng này tại huyện A Lưới. Cùng các địa phương liên kết xúc tiến chọn địa điểm và đối tác để xây dựng chuỗi cửa hàng cung cấp nông sản sạch cho người dân trên địa bàn và giải quyết đầu ra nông sản hữu cơ cho các nông hộ.

Hiện đã có 40 hộ dân trên địa bàn tỉnh được công ty hướng dẫn sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh để bón trở lại cho cây trồng, tạo ra vòng tuần hoàn trong nông nghiệp. Các HTX liên kết sản xuất lúa hữu cơ được thu mua với giá ổn định 8 nghìn đồng/kg (so với 7 nghìn đồng/kg lúa truyền thống) và lợn hữu cơ 65 nghìn đồng/kg (so với lợn truyền thống chỉ 45 nghìn đồng/kg).

Chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi ứng dụng quy trình kỹ thuật, công nghệ hữu cơ vi sinh của Quế Lâm

UBND tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý rơm rạ, các phụ phẩm trong trồng trọt, chất thải trong chăn nuôi để chế biến phân hữu cơ vi sinh tại nhà, gia trại nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. Từ năm 2020, công ty đã phối hợp với các HTX xử lý rơm, rạ sau thu hoạch vụ đông xuân ngay trên đồng ruộng bằng chế phẩm vi sinh của tập đoàn.

Ngoài ra đã xây dựng hàng trăm mô hình ở các địa phương trong việc xử lý rác thải hữu cơ, phân gia súc, gia cầm bằng chế phẩm vi sinh thành phần hữu cơ vi sinh để bón cho cây trồng.

“Chăn nuôi lợn hữu cơ ATSH bằng công nghệ vi sinh bao gồm “5 không”: không chất tạo nạc, chất kích thích tăng trưởng, chất kháng sinh, chất tạo màu và kim loại nặng. Trong trồng trọt, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản và sử dụng 100% chế phẩm vi sinh. Nhờ đó, người tiêu dung có được những nông sản sạch, góp phần bảo vệ sức khỏe cho nông dân, người tiêu dùng và sản xuất phát triển bền vững”, ông An khẳng định.

Thí điểm làng nông nghiệp hữu cơ

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh khẳng định với mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững, tỉnh tiếp tục ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, NNHC, NNTH. Do đó, yêu cầu các địa phương tích cực phối hợp với Tập đoàn Quế Lâm để từng bước giúp các hộ nông dân, HTX chuyển đổi từ tập quán canh tác cũ sang sản xuất NNHC, NNTH, nông nghiệp có trách nhiệm.

Tỉnh sẽ ký kết định hướng hợp tác sản xuất NNHC trong giai đoạn 2022-2026 với Tập đoàn Quế Lâm nhằm mở rộng và phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp và xây dựng cửa hàng, siêu thị (tại mỗi huyện, thị xã, TP tối thiểu 1-2 cửa hàng), đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho nông dân; hợp tác cải tạo đất nâng cao độ phì nhiêu của đất và hợp tác xây dựng thôn (làng, bản) kiểu mẫu về sản xuất NNHC, NNTH tiến tới xây dựng xã kiểu mẫu…

“Trên cơ sở kiến nghị đề xuất của ngành nông nghiệp, các địa phương và Tập đoàn Quế Lâm, UBND tỉnh sẽ xem xét đề nghị với Bộ NN&PTNT chọn Thừa Thiên Huế xây dựng mô hình điểm về làng sản xuất an toàn, xã sản xuất an toàn hướng đến huyện sản xuất an toàn. Đề xuất Bộ NN&PTNT có chính sách hỗ trợ nông dân tỉnh bón lót phân hữu cơ vi sinh để cải tạo đồng ruộng, tăng độ phì nhiêu của đất dưới hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm nhằm hướng tới một nền NNHC bền vững”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định.

Trong định hướng hợp tác mở rộng sản xuất NNHC giai đoạn 2022-2026 của tỉnh, sẽ hình thành chuỗi giá trị sản xuất lợn với quy mô tối thiểu 500 hộ dân; xây dựng chuỗi giá trị sản xuất bò vàng theo hướng hữu cơ và hữu cơ tại huyện A Lưới. Đồng thời, xây dựng chuỗi sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tối thiểu 3.000 ha và 5 cánh đồng lúa hữu cơ có giấy chứng nhận quy mô 300 ha ở các địa phương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh phát biểu tại hội nghị

Bài, ảnh, clip: Hà Nguyên

 

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó hợp tác xã (HTX) làm khâu trung gian kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm đang được ngành nông nghiệp từng bước nhân rộng.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới
Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới

Hàng ngàn máy cày, máy thu hoạch lúa gặt đập liên hợp hiện đại được các hợp tác xã, người dân mua sắm, ứng dụng vào sản xuất, nhưng vẫn chưa đáp ứng trước yêu cầu trong tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp hiện nay.