Thứ Hai, 23/03/2020 15:57

Xây dựng và bảo tồn giá trị văn hóa đồng bào Cơ Tu

Ngày 23/9, huyện Nam Đông tổ chức Hội thảo “Xây dựng và bảo tồn giá trị văn hóa đồng bào Cơ Tu”.

“Truyền lửa” cho thế hệ trẻBảo tồn, phát huy giá trị bản sắc và đặc trưng văn hóa đồng bào các dân tộc miền núiNgày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” diễn ra trong 3 ngàyHai xã của huyện miền núi Nam Đông cán đích nông thôn mới nâng cao

Đồng bào dân tộc Cơ Tu trình diễn nghề thủ công truyền thống

Tham dự Hội thảo có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đại diện Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam và lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Dịp này, nhiều nội dung quan trọng đã được đưa ra thảo thuận tại hội thảo như: “Phản biện và hoàn thiện đề án Bảo tồn làng văn hóa truyền thống dân tộc Cơ Tu ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2025”; “Đề xuất mô hình xây dựng làng du lịch sinh thái - văn hóa dân tộc Cơ Tu tại thôn Dỗi, xã Thượng Lộ”; “Một số trọng tâm trong việc tạo nên sản phẩm du lịch huyện Nam Đông”.

Hội thảo cũng lắng nghe ý kiến của các đại biểu, ý kiến của đại diện lãnh đạo các xã, các già làng có kinh nghiệm về truyền thống đồng bào Cơ Tu trên địa bàn.

Kết luận Hội thảo, Bí thư Huyện ủy Trần Thị Hoài Trâm cám ơn các ý kiến đóng góp giúp huyện có nhiều giải pháp, định hướng trong việc khai thác các giá trị văn hóa trên địa bàn vào phát triển du lịch. Hội thảo lần này giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Đề án số 05/ĐA-UBND, ngày 30/11/2020 về “Phát triển văn hóa du lịch giai đoạn 2021-2025”; Đề án số 01/ĐA-UBND, ngày 19/8/2020 về “Bảo tồn làng văn hóa truyền thống dân tộc Cơ Tu”.

Trong thời gian tới, huyện Nam Đông sẽ có những bước đi, những giải pháp hiệu quả hơn trong việc khai thác, phát triển văn hóa - du lịch trên địa bàn.

Tin, ảnh: Minh Nguyên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Chuyện phố đêm thành Huế
Chuyện phố đêm thành Huế

Phố đêm không chỉ thuần túy nói chuyện những khu phố về đêm mà chính không gian “phố”, thời gian về “đêm” đó phải là nơi chứa đựng những nét riêng của văn hóa địa phương để giới thiệu, thu hút du khách sau cả “ngày” tham quan, khám phá các nơi khác.

Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng
Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng

Thời gian qua, bên cạnh gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, danh nhân… thị xã Hương Trà còn quan tâm trùng tu, sửa chữa những di tích đình làng đã xuống cấp, cần cấp thiết bảo tồn.

Xây dựng Mái ấm cho người nghèo biên giới
Xây dựng "Mái ấm cho người nghèo biên giới"

Ngày 23/2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) A Đớt và Đồn Biên phòng Hương Nguyên phối hợp UBND các xã Đông Sơn, Lâm Đớt, A Roàng và xã Hương Nguyên (huyện A Lưới) tổ chức khởi công xây dựng “Nhà cho người nghèo nơi biên giới” trên địa bàn. Tham dự lễ khởi công có Đại tá Đặng Ngọc Hiệu, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh.