Thứ Ba, 05/05/2020 14:20

Xây dựng văn hóa giao thông trong học đường

Nhiều năm qua, TX. Hương Thủy được biết đến địa phương đi đầu của tỉnh trong triển khai một số mô hình, như: “Văn hóa giao thông văn minh, thân thiện và an toàn” trước các cổng trường, “Cổng trường ATGT”, “Xếp hàng đón con”, “Cổng trường xanh, sạch, sáng, an toàn về an ninh, trật tự”…

Phụ nữ với phong trào sống “xanh”, sống “sạch”

Một tiết mục của học sinh Trường tiểu học số 2 Phú Bài tại ngày hội “An toàn giao thông - Kết nối cộng đồng”

Hiện, Hương Thủy có 40 trường học, 1 Trung tâm GDNN-GDTX với hơn 25.000 học sinh và gần 1.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó, nhiều trường nằm cạnh các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đối mặt với nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) khi lưu lượng người, phương tiện tham gia giao thông khá đông.

Nâng cao nhận thức về ATGT trong lứa tuổi học sinh, qua đó góp phần giảm thiểu tai nạn xuống mức thấp nhất, những năm gần đây, các trường học trên địa bàn TX. Hương Thủy đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về ATGT, triển khai lồng ghép dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, như: lồng ghép tuyên truyền ATGT vào các tiết học; kết hợp với Đội Cảnh sát giao thông - Công an TX. Hương Thủy tổ chức tuyên truyền ATGT đến với học sinh và phụ huynh…, bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực. Qua đó, góp phần giúp các em đến trường, về nhà an toàn và góp phần ngăn ngừa tai nạn giao thông đến mức thấp nhất.

Ông Nguyễn Quang Bình, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo TX. Hương Thủy chia sẻ, để những bài học về ATGT được học sinh ghi nhớ, có hiệu quả, từ chỉ đạo của UBND TX. Hương Thủy, các trường đã phối hợp tổ chức một số hoạt động như: tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự ATGT, kỹ năng lái xe an toàn; ngày hội “An toàn giao thông - Kết nối cộng đồng”; hội thi hiểu biết về ATGT; những lỗi vi phạm giao thông phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên cũng như cách phòng tránh… thông qua hình thức sân khấu hóa, rung chuông vàng gắn với các trường hợp thực tế, diễn ra hàng ngày cho học sinh.

Đối với những tiết học ngoại khóa về ATGT, các trường lựa chọn hình thức giảng dạy phù hợp với tâm lý, lứa tuổi các cấp học thông qua phương pháp trực quan, sinh động từ tranh ảnh, hình vẽ các tình huống giao thông; liên hệ vào thực tiễn vị trí giao thông của trường để hướng dẫn học sinh thực hiện đúng luật, từ đó có thể vận dụng vào các tình huống thường gặp hằng ngày. Cách dạy này tạo được sự thích thú và luôn nhận được sự hợp tác tích cực từ phía học sinh.

Tham gia nhiều đợt tuyên truyền, phổ biến kiến thức liên quan đến ATGT, Nguyễn Thị Thảo Nhi, học sinh lớp 12B2 Trường THPT Hương Thủy chia sẻ, đây là những hoạt động rất bổ ích, giúp chúng em có thêm kỹ năng, cũng như hiểu rõ hơn về ATGT, bởi trước đây, có một số kiến thức bản thân em và nhiều bạn còn mơ hồ. Sau những hoạt động như thế này, em và nhiều bạn đã hiểu rõ hơn, để từ đó áp dụng khi tham gia giao thông.

Theo bà Ngô Thị Ái Hương, Phó Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy, ngoài trang bị những kiến thức cơ bản liên quan đến Luật Giao thông đường bộ, những kỹ năng học sinh nắm được thông qua buổi tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa… tại các trường là bài học thiết thực cho các em khi tham gia giao thông. Từ đó, chính các em trở thành những tuyên truyền viên tích cực, giúp những người thân trong gia đình, cộng đồng cùng nâng cao ý thức khi tham gia giao thông, chung tay xây dựng văn hóa giao thông.

“Cùng với vai trò của các nhà trường, thời gian tới, lực lượng Cảnh sát giao thông thị xã sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, xử lý nghiêm những trường hợp học sinh vi phạm về giao thông. Đồng thời, tiếp tục phối hợp tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật không chỉ của học sinh mà với cả phụ huynh”, bà Hương cho hay.

Bài, ảnh: Gia Huy

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Khẩn trương khắc phục vướng mắc trong cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến
Khẩn trương khắc phục vướng mắc trong cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương rà soát, khắc phục vướng mắc liên quan đến dịch vụ công trực tuyến đổi giấy phép lái xe trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; chấn chỉnh việc trực hỗ trợ, phục vụ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến này.

Chuyện phố đêm thành Huế
Chuyện phố đêm thành Huế

Phố đêm không chỉ thuần túy nói chuyện những khu phố về đêm mà chính không gian “phố”, thời gian về “đêm” đó phải là nơi chứa đựng những nét riêng của văn hóa địa phương để giới thiệu, thu hút du khách sau cả “ngày” tham quan, khám phá các nơi khác.

Xây dựng Mái ấm cho người nghèo biên giới
Xây dựng "Mái ấm cho người nghèo biên giới"

Ngày 23/2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) A Đớt và Đồn Biên phòng Hương Nguyên phối hợp UBND các xã Đông Sơn, Lâm Đớt, A Roàng và xã Hương Nguyên (huyện A Lưới) tổ chức khởi công xây dựng “Nhà cho người nghèo nơi biên giới” trên địa bàn. Tham dự lễ khởi công có Đại tá Đặng Ngọc Hiệu, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh.