Thứ Sáu, 28/02/2020 14:48

Xây lăng mộ bà Tài nhân vợ vua Tự Đức theo mẫu lăng một bà Tài nhân khác

Lăng mộ bà Tài Nhân họ Lê - vợ vua Tự Đức nằm trong khu đất dự án bãi đỗ xe thăm quan lăng Tự Đức - Đồng Khánh sẽ được xây dựng dựa trên mẫu lăng của một bà tài nhân khác và điển chế triều Nguyễn quy định điển thức lăng phi tần.

Tiếp tục triển khai dự án bãi đỗ xe tham quan lăng Tự Đức - Đồng KhánhCông an TP. Huế kiểm tra hiện trường bia mộ tài nhân họ LêKiến nghị di dời mộ tài nhân họ Lê ra khỏi khu vực triển khai dự án bãi đỗ xeHội đồng trị sự Phúc tộc đã xác định tim huyệt mộ tài nhân họ Lê

Lăng mộ bà Tài Nhân họ Lê - vợ vua Tự Đức nằm trong khu đất dự án bãi đỗ xe thăm quan lăng Tự Đức - Đồng Khánh sẽ được giữ nguyên vị trí và được trùng tu lại

Sau khi Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương có văn bản thống nhất chủ trương giữ nguyên vị trí khu lăng mộ bà Tài Nhân họ Lê nằm trong khu vực triển khai dự án án bãi đỗ xe thăm quan lăng Tự Đức - Đồng Khánh, các đơn vị đã tiến hành họp bàn và thống nhất phương án.

Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị đã rà soát các công trình hiện hữu trong phạm vi thực hiện dự án. Trong đó, có phương án giữ nguyên vị trí khu lăng mộ bà Tài nhân họ Lê với diện tích 200m2 để xây dựng lại ngôi lăng mộ, trồng cây xanh tạo cảnh quan và lối ra vào lăng mộ. Bên cạnh đó, phối hợp với Sở Văn hóa và Thế thao, Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Chuỗi Giá Trị và các cơ quan liên quan để thống nhất phương án, thủ tục, và triển khai công tác nghiên cứu, phục hồi, xây dựng lại ngôi lăng mộ của bà Tài nhân họ Lê tại vị trí cũ.

Cụ thể, đã đi đến thống nhất việc xây dựng lăng mộ của bà Tài nhân họ Lê dựa trên các tài liệu, tìm hiểu của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho hay, dưới triều Nguyễn, điển lệ về quy chế xây dựng lăng tẩm cho các Tài nhân được quy định rất rõ trong sách Đại Nam thực lục.

Quy định cụ thể: “Tiệp dư trở xuống: các mộ trong xây tường gạch cao 3 thước 2 tấc, dài 2 trượng 1 thước, chiều ngang 1 trượng 8 thước, bên ngoài tường gạch cao 4 thước, dài 3 trượng 6 thước, chiều ngang 3 trượng 2 thước, cửa mặt trước ở trước bình phong có bia đá khắc chữ: “Tiệp dư hoặc quý nhân, mỹ nhân, tài nhân, mỗ thị chi mộ”.

Từ những con số trên cho thấy, lăng của các bà Tài nhân gồm 2 vòng tường thành. Vòng trong dài khoảng 10m, rộng 8,5m, cao 1,83m; vòng tường ngoài dài 17m, rộng 15m và cao 1,9m. Ngoài ra, lăng còn có bia đá và vùng đệm bảo vệ lăng rộng 8 trượng mỗi mặt, tương đương khoảng 37,6m. Trên thực tế, lăng tẩm của các bà còn có bình phong tiền và bình phong hậu trên mỗi vòng tường thành.

Trước đó, từ kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng lăng mộ thời Nguyễn trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 – 2018 của phòng Nghiên cứu Khoa học – Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũngcho thấy hầu hết lăng mộ của các bà Tài nhân thời Nguyễn đã bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, thời tiết khắc nghiệt và tác động của con người.

Ông Nguyễn Phước Bửu Nam, Chủ tịch Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc cho biết dựa trên những nghiên cứu, khảo sát kĩ và họp với các bên liên quan đã thống nhất lăng mộ Tài nhân họ Lê phục dựng sẽ rộng 4,7m, dài 7,6m, gồm cổng lăng, tường bao quanh, bình phong. Phương án thiết kế này còn có cửa khuyết trên vòng tường thứ 2, hương án và bia đá, mộ và bình phong hậu. Hình thức lăng mộ này dựa trên mẫu lăng Tài nhân họ Nguyễn khác hiện nằm trên đường Bùi Thị Xuân, TP. Huế.

Theo ông Nam, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc và dòng họ rất hài vui mừng sau thời gian dài theo đuổi vụ việc để giữ nguyên khu lăng mộ ngay tại vị trí hiện tại cũng như sự cởi mở từ phía chính quyền khi đồng ý trùng tu lăng mộ.

N. Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện chưa kể về hành trình sưu tập những chiếc áo vua quan
Chuyện chưa kể về hành trình sưu tập những chiếc áo vua quan

Ăn dầm ở dề liên tục mấy tháng trời ở vùng biên giới, thậm chí qua tận nước bạn Lào hay hẹn giao dịch ở ranh giới hai địa phương Huế - Quảng Trị ngay thời gian cao điểm của dịch COVID-19… Hành trình sưu tập những chiếc áo của vua quan triều Nguyễn của anh Nguyễn Hữu Hoàng (TP. Huế) nghe tưởng chừng đơn giản nhưng có theo chân nhà sưu tập này mới thấm hết những gian nan, vất vả xen lẫn những câu chuyện dở khóc dở cười, đâu đó còn là cơ duyên.

Có hay không luật “tứ bất lập” dưới triều Nguyễn
Có hay không luật “tứ bất lập” dưới triều Nguyễn?

Đối chiếu sử sách hiện nay với các sự việc được ghi chép rõ ràng trong sử sách thời Nguyễn, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Phó Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế cho rằng, vấn đề “tam bất khả” hay “tứ bất lập” là không có cơ sở. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã phân tích và nhận định như thế trong buổi nói chuyện “Lệ tứ bất lập dưới triều Nguyễn” được tổ chức ở Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, với sự tham gia của đông đảo các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu lịch sử.

Đến Lan Viên cố tích ngắm long bào vua Khải Định
Đến Lan Viên cố tích ngắm long bào vua Khải Định

Triển lãm “Áo dài xưa triều Nguyễn” thuộc bộ sưu tập của GS.TS Thái Kim Lan vừa được khai mạc sáng 6/11 tại không gian Lan Viên cố tích – Bảo tàng gốm cổ sông Hương (120 Nguyễn Phúc Nguyên, TP. Huế).

Hai cổ vật quý nhà Nguyễn lên sàn đấu giá Pháp
Hai cổ vật quý nhà Nguyễn lên sàn đấu giá Pháp

Bảo vật nhà Nguyễn là chiếc ấn vàng được đúc vào năm 1823 dưới thời triều vua Minh Mạng (1820 - 1841) đang được một hãng đấu giá có trụ sở chính tại Pháp chuẩn bị đưa ra đấu giá. Thông tin này làm không chỉ giới văn hóa, nghiên cứu, sưu tầm cổ vật tỏ ra bất ngờ mà còn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận bởi lẽ đây là vật chứng lịch sử rất quan trọng đối với lịch sử Việt Nam.