Thứ Năm, 07/04/2011 04:52

Xóa nghèo bền vững

“Tháng cao điểm vì người nghèo” năm 2013 vừa được Ban vận động “Ngày vì người nghèo” của tỉnh phát động (từ 17-10 đến 18/11), nhằm nâng cao nhận thức và sự tham gia tích cực hơn của cán bộ, hội viên, đoàn viên, các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Phát huy truyền thống “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc, trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm có nhiều hoạt động thiết thực để giúp đỡ người nghèo. Hoạt động giúp đỡ người nghèo ngày càng được xã hội hóa, với nhiều hình thức đa dạng. Người có tiền giúp tiền, có gạo giúp gạo, không có vật chất thì giúp bằng công sức lao động, kinh nghiệm làm ăn... Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2013, Quỹ Vì người nghèo của tỉnh tiếp nhận được trên 45,3 tỉ đồng từ cuộc vận động ủng hộ Quỹ Vì người nghèo và chương trình an sinh xã hội. Trong đó, Quỹ Vì người nghèo vận động từ 3 cấp đạt hơn 15,7 tỉ đồng. Với số tiền vận động được, Ban vận động đã hỗ trợ xây dựng nhà mới, sửa chữa nhà, xây dựng trường mẫu giáo; giúp người nghèo phát triển sản xuất, khám chữa bệnh; giúp học sinh nghèo vượt khó, trợ giúp khó khăn cho hộ nghèo…

Thực tế, người nghèo thường khó khăn nhiều mặt, nhưng nguyên nhân dẫn đến đói nghèo lại không ai giống ai. Có người do thiếu sức lao động, thiếu tư liệu, vốn sản xuất, có người lại thiếu kinh nghiệm, kiến thức làm ăn, khả năng quản lý chi tiêu… nên việc giúp đỡ người nghèo cũng phải có những cách làm khác nhau mới đạt hiệu quả cao và bền vững. Trước đây, chúng ta thường giúp đỡ người nghèo bằng cách cứu trợ mùa giáp hạt. Tiếp đó là câu chuyện “cần câu, xâu cá” được đặt ra. Việc giúp đỡ bắt đầu hiệu quả hơn, thông qua việc giúp “cần câu” và dạy “cách câu” cho người nghèo. Nhưng chỉ dừng lại đó vẫn chưa đủ, mà cần phải dạy thêm cách chế biến, bảo quản, sử dụng và bán ở đâu để có lợi nhất thì việc xoá nghèo mới đạt hiệu cao và quả bền vững...

Để làm được điều này, chúng ta cần học tập cách làm của các tổ chức quốc tế khi triển trai các dự án hỗ trợ phát triển sinh kế, xoá đói giảm nghèo ở nước ta nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Trước khi triển khai dự án, họ thường khảo sát kỹ khó khăn, nhu cầu, khả năng của đối tượng tham gia dự án, từ đó đề ra biện pháp giúp đỡ thiết thực, hiệu quả, bền vững. Có những trường hợp, không nhất thiết hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng cần giúp đỡ, mà thông qua đầu tư cho người có khả năng quản lý, tạo việc làm cho đối tượng cần giúp đỡ để họ có thu nhập ổn định. Có trường hợp, để giúp đỡ một người nghèo, họ kỳ công khảo sát, tìm 1-2 người có uy tín và khả năng tác động đến đối tượng và thông qua những người này để hỗ trợ vốn, cách quản lý... Điều này cho thấy, giúp đỡ người nghèo là công việc không hề đơn giản. Có tiền đã khó, nhưng làm cách nào để đồng tiền hỗ trợ phát huy hiệu quả và giúp người nghèo thoát nghèo bền vững lại càng khó hơn. Nếu không làm tốt điều này, mọi sự nỗ lực trong công tác xoá đói giảm nghèo chỉ như muối bỏ bể, người nghèo sẽ lại hoàn nghèo.

Hoàng Giang
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.