Thứ Ba, 29/10/2013 23:42

“Môi trường hiền thiện, cuộc sống hạnh phúc”

Chiều 29/4, tại Trung tâm Liễu Quán diễn ra Lễ khai mạc “Ẩm thực chay” (từ ngày 29/4 đến ngày 4/5) do Phân ban ni giới, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, thu hút đông đảo tăng ni, phật tử, Nhân dân địa phương và du khách thưởng lãm.

Theo Ni trưởng Thích Nữ Minh Nguyên, Trưởng phân ban Ni giới tỉnh Thừa Thiên Huế: “Môi trường hiền thiện, cuộc sống hạnh phúc là thông điệp của chương trình “ẩm thực chay” tại lễ hội Festival Huế 2016. Có khoảng 30 món chay tùy theo từng ngày, chủ yếu là các loại bánh như bánh lọc, nậm, bánh xèo, bánh bèo, bánh ướt, ram ít, cơm hến, bún hến, vả trộn, các loại chè….

Các ni sư chuẩn bị trưng bày các loại bánh

Những món ăn được chế biến từ nguồn thực vật chủ yếu được cung cấp bởi vườn rau sạch của chùa Đức Sơn, rất phong phú, đa dạng, an toàn, bổ dưỡng. “Đặc biệt, quá trình tỉ mẫn chế biến, chư ni gửi gắm tình cảm hiếu khách nồng hậu dành cho người dân và du khách đến Huế trong kỳ festival lần này, với mong muốn khi thực khách thưởng thức món ăn, sẽ cảm nhận được tình cảm yêu thương, cảm giác hạnh phúc”, sư Như Minh, Trưởng ban Từ thiện Phật giáo kiêm Phó trưởng ban thường trực ni giới tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ. Bà nhấn mạnh: “Ăn chay nhằm phát lệ từ bi, kiến tạo mảnh đất cho trí tuệ sinh trưởng, tâm niệm hướng thiện và xây dựng cuộc sống hạnh phúc. Đồng thời, ngăn ngừa việc mất an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh tật, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Đó cũng là thông điệp mà ni giới mang đến “ẩm thực chay” trong festival lần này”.

Theo ni sư Thích Nữ Diệu Đàm, Phó Ban từ thiện Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế, việc chế biến các món ăn do 90% tu sĩ của 50 chùa đảm nhiệm, còn lại do phật tử của các chùa làm công quả đóng góp với quý sư. Kinh phí do các chùa tự bỏ ra với tính chất hữu nghị, quảng bá, giới thiệu món ăn chay đến mọi người, không vì kinh doanh, không đặt vấn đề lợi nhuận. Do đó, bất kể món ăn nào cũng chỉ với giá 10.000 đồng. Các loại chè, mỗi ly 5.000 đồng.

Thực khách chọn mua bánh bèo

Một đôi vợ chồng luống tuổi (phường Trường An, TP Huế) nói: “Bình thường vợ chồng tui cũng thích ăn món ăn chay. Tụi tui lớn tuổi rồi, ăn chay có cảm giác nhẹ bụng, nhẹ nhàng trong người. Món chay mang đến festival chắc sẽ đặc biệt hơn". Thực khách mua nhiều món ăn, đem đến chiếc bàn đặt dưới tán lá trong khuôn viên Liễu Quán, cùng nhau chậm rãi thưởng thức. Nhiều tiếng xuýt xoa: “Món ăn chay mà ngon ri đây à. Ngon thiệt”. Sau khi thưởng thức mấy món ăn chay, ông Hồng (60 tuổi, trú tại phường Đúc, TP Huế) thủng thẳng “phát biểu”, ăn chay đúng cách rất tốt cho sức khỏe. Ông bảo, là công dân của thành phố Huế, với tư cách chủ nhà, ông ủng hộ festival 2016, ủng hộ “ẩm thực chay”. Đến không gian này, tâm hồn trở nên thư thái hẳn. Thấy nhiều “chủ nhà” và du khách các tỉnh háo hức đến với “ẩm thực chay”, thiệt phấn khởi quá!

                Quỳnh Anh

 

                                                                                                                                                 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cải thiện cuộc sống cho người khuyết tật
Cải thiện cuộc sống cho người khuyết tật

Không chỉ cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng, các hoạt động của dự án CBM (Community – Based Rehabilitation) giúp người khuyết tật tự tin hòa nhập cuộc sống.

Lên A Lưới thưởng thức cá nướng ống tre
Lên A Lưới thưởng thức cá nướng ống tre

Một chiều mùa đông, ngồi giữa bản làng bảng lảng mù sương, chậm rãi thưởng thức hương vị cá nướng ống tre thơm lừng, nghe gió reo vi vút từ dãy Trường Sơn đưa lại, thấy cái lạnh tái tê chốn núi rừng bỗng trở nên ngọt lành như món ăn dân dã của người miền cao.

Áo dài lan tỏa giữa cuộc sống thường nhật
Áo dài lan tỏa giữa cuộc sống thường nhật

Áo dài đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong đời sống con người xứ Huế từ xưa cho đến nay. Và hình ảnh ấy đang ngày được lan tỏa trong đời sống đương đại. Có thể bắt gặp hình ảnh áo dài từ những lễ hội lớn nhỏ, cho đến các buổi gặp mặt giao lưu, hay những khoảnh khắc đời thường ở các phiên chợ, rồi được du khách đón nhận theo kiểu “nhập gia tùy tục”…