Thứ Hai, 01/07/2019 13:30

Hội đồng Châu Bắc kỳ tại Kinh đô Huế

Dưới triều vua Khải Định (1916 - 1925) một số quan chức, thương gia, thợ thuyền… từ miền bắc vào làm việc, sinh sống tại Kinh đô Huế đã tập họp vận động thành lập Hội đồng Châu Bắc kỳ vào năm 1924.

Tổ chức lễ húy kỵ nhân 96 năm vua Khải Định băng hàChuyện bí mật trong cung đình thời vua Khải Định

Chùa Tập Thiện

Mục đích của hội nhằm có nơi sinh hoạt, đoàn kết trợ giúp nhau trong lúc quan hôn, tang tế nơi đất khách quê người. Chủ xướng việc này do ý kiến của: Thượng thư Bộ Hộ Phạm Văn Thụ (1866 -1930), nguyên quán xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên; Tổng đốc Nam Ngãi Từ Thiệp (1862 - 1936), nguyên quán xã Khê Hồi, huyện Thượng Phúc, Hà Nội. Ban đầu gồm có 40 hội viên ghi tên xin vào châu phổ, quyên góp mua sở đất rộng 3 mẫu gần chân núi Ngự Bình  làm “Đồng châu Bắc Việt nghĩa trang”. Tiếp theo, Hòa thượng Thích Phước Hậu (Lê Văn Gia, 1866-1953), nguyên quán xã An Tiêm, huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình, trú trì chùa sắc tứ Linh

Quang (1), phát tâm hiến tặng hội đồng châu 3 sào đất gần chùa Quốc Ân để xây chùa Tập Thiện thờ Phật và hội viên sau khi quá vãng.

Vào hai dịp lễ lớn tế Nam Giao (1924), Tứ tuần đại khánh (mừng sinh nhật vua Khải Định lần thứ 40 (1925), hội đã cử ông Hồng Cung tổ chức mời các quan chức, nhân sĩ, doanh nhân… từ miền Bắc vào Huế dự lễ, tham quan đến họp mặt tại Bộ Hộ nghe thuyết trình về tôn chỉ, mục đích của hội đồng, sau đó đã quyên góp được số tiền khá lớn.

Tiếp theo, cụ Phạm Văn Thụ đích thân gặp ông Louis Cottez, Công sứ Thừa Thiên xin duyệt cấp một sở đất công rộng 2 mẫu ven bờ sông An Cựu để xây dựng hội quán. Công trình hoàn thành có phòng họp, phòng đọc sách, cư xá… đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Sân vườn trồng cây cảnh tươi đẹp. Từ nay, bà con từ đất Bắc vào Huế du lịch, kiếm việc làm hay đi tiếp vào miền Nam lập nghiệp có thể xin ở tạm một thời gian ngắn. Nếu người trong hội mệnh chung được phép làm tang lễ tại hội quán rồi đưa lên an táng tại nghĩa trang của hội hay chuyển về cố hương tùy ước nguyện của gia đình. Gặp trường hợp cô quả khó khăn, hội xuất quỹ tài trợ.

Các thành viên Hội đồng Châu Bắc kỳ ngày trước

Năm 1926, cụ Phạm Văn Thụ xin cáo lão hồi hưu trở về quê nhà. Hội đồng thuận kính mời cụ Nguyễn Khoa Tân (lãnh chức Thượng thư Bộ Hộ, thay thế cụ Phạm Văn Thụ) nhận chức Hội trưởng với lý do họ Nguyễn Khoa vốn gốc ở xã Trạm Bạc, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Tổ tiên đã theo chúa Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp tại Thuận Hóa từ thế kỷ 17, nay dòng dõi phát đạt thành một cự tộc nổi tiếng khoa danh ở đế đô. Do đó, hội mong được nương vào thế lực của cụ hầu có thể duy trì phát triển lâu dài.

Kể từ sau năm 1945, triều Nguyễn cáo chung, Huế không còn địa vị Kinh đô của nước Việt Nam, Hội đồng châu Bắc kỳ cũng suy yếu dần không còn hoạt động tích cực, mạnh mẽ như xưa. Hội quán dần dần chuyển thành đền thờ đức Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (nay tọa lạc trên đường Phan Chu Trinh, gần cầu Kho Rèn). Chùa Tập Thiện một thời gian dài không có sư trú trì nên cũng lâm cảnh hương tàn bàn lạnh (2). Nghĩa trang của Hội đồng châu theo thời gian bị lấn chiếm như đất vô chủ. Thỉnh thoảng, chỉ một vài hậu duệ của các hội viên Hội đồng châu xưa lui tới thăm chùa, thăm mộ phần tiền nhân trong cảnh quạnh vắng đìu hiu…

Bài, ảnh: Trần Đình Sơn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện chưa kể về hành trình sưu tập những chiếc áo vua quan
Chuyện chưa kể về hành trình sưu tập những chiếc áo vua quan

Ăn dầm ở dề liên tục mấy tháng trời ở vùng biên giới, thậm chí qua tận nước bạn Lào hay hẹn giao dịch ở ranh giới hai địa phương Huế - Quảng Trị ngay thời gian cao điểm của dịch COVID-19… Hành trình sưu tập những chiếc áo của vua quan triều Nguyễn của anh Nguyễn Hữu Hoàng (TP. Huế) nghe tưởng chừng đơn giản nhưng có theo chân nhà sưu tập này mới thấm hết những gian nan, vất vả xen lẫn những câu chuyện dở khóc dở cười, đâu đó còn là cơ duyên.

Có hay không luật “tứ bất lập” dưới triều Nguyễn
Có hay không luật “tứ bất lập” dưới triều Nguyễn?

Đối chiếu sử sách hiện nay với các sự việc được ghi chép rõ ràng trong sử sách thời Nguyễn, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Phó Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế cho rằng, vấn đề “tam bất khả” hay “tứ bất lập” là không có cơ sở. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã phân tích và nhận định như thế trong buổi nói chuyện “Lệ tứ bất lập dưới triều Nguyễn” được tổ chức ở Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, với sự tham gia của đông đảo các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu lịch sử.

Đến Lan Viên cố tích ngắm long bào vua Khải Định
Đến Lan Viên cố tích ngắm long bào vua Khải Định

Triển lãm “Áo dài xưa triều Nguyễn” thuộc bộ sưu tập của GS.TS Thái Kim Lan vừa được khai mạc sáng 6/11 tại không gian Lan Viên cố tích – Bảo tàng gốm cổ sông Hương (120 Nguyễn Phúc Nguyên, TP. Huế).

Hai cổ vật quý nhà Nguyễn lên sàn đấu giá Pháp
Hai cổ vật quý nhà Nguyễn lên sàn đấu giá Pháp

Bảo vật nhà Nguyễn là chiếc ấn vàng được đúc vào năm 1823 dưới thời triều vua Minh Mạng (1820 - 1841) đang được một hãng đấu giá có trụ sở chính tại Pháp chuẩn bị đưa ra đấu giá. Thông tin này làm không chỉ giới văn hóa, nghiên cứu, sưu tầm cổ vật tỏ ra bất ngờ mà còn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận bởi lẽ đây là vật chứng lịch sử rất quan trọng đối với lịch sử Việt Nam.