Thứ Sáu, 04/10/2019 12:44

Lễ húy kỵ lần thứ 61 của cụ Nguyễn Phúc Ưng Bình

Sáng 4/4, Bảo tàng Lịch sử tỉnh long trọng tổ chức lễ húy kỵ lần thứ 61 (4/4/1961 - 4/4/2022) của cụ Nguyễn Phúc Ưng Bình (Ưng Bình Thúc Giạ Thị) tại di tích Châu Hương viên (355 Nguyễn Sinh Cung, phường Phú Thượng, TP. Huế).

Trùng tu Châu Hương Viên theo hướng bảo tồn thích nghiCòn “nợ” tiền nhânLấy ý kiến trùng tu Châu Hương Viên

Các nghệ sĩ, nghệ nhân ca Huế thắp hương tưởng nhớ cụ Nguyễn Phúc Ưng Bình

Tại lễ húy kỵ, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH-TT đã viếng hương tưởng nhớ cống hiến của cụ Ưng Bình; đồng thời bày tỏ mong muốn cùng nhà thơ Võ Quê, chủ nhiệm CLB Ca Huế và các nghệ sĩ của CLB tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật Ca Huế - di sản phi vật thể của quốc gia.

Ưng Bình Thúc Giạ Thị tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Bình (1877 - 1961). Ông sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, TP. Huế; là con quan Hiệp tá Tiểu Thảo Nguyễn Phúc Hường Thiết và bà Nguyễn Thị Huệ và là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương Miên Trinh. Thuở nhỏ, Ưng Bình học ở Huế. Sau khi tốt nghiệp trường Quốc Học và đỗ đầu kỳ thi Ký lục năm 1904, ông được bổ làm Ký lục ở Huế.

Ông là một nhà thơ lớn thời cận đại, đã để lại cho đời gần 2.000 bài thơ chữ Việt, Hán và tuồng. Ông cũng được xem là người có công lớn trong sự hình thành và phát triển ca Huế thính phòng.

Gắn liền với tên tuổi, cuộc đời của nhà thơ, danh nhân Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Châu Hương viên là nơi ông và nhiều danh nhân, thi sĩ khác đến sáng tác. Ngày 30/6/2020, Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng xếp hạng di tích “Lưu niệm danh nhân Ưng Bình tại Châu Hương viên” là di tích cấp tỉnh.

Nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa Huế đặc sắc và xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế trở thành đô thị di sản trong tương lai, đại diện Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (đơn vị quản lý di tích) cho biết, UBND tỉnh đã có quyết định đầu tư xây dựng công trình; bảo tồn, tu bổ di tích “Lưu niệm danh nhân Ưng Bình tại Châu Hương viên” với tổng kinh phí đầu tư 10,4 tỷ đồng với các hạng mục: nhà chính, nhà phụ, bình phong, sân nền, hàng rào cây xanh… có tổng diện tích khoảng 300m2.

Tin, ảnh: Bạch Châu

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nặng tình với ca Huế
Nặng tình với ca Huế

Là cô gái út trong một gia đình có 4 anh em ở Văn Xá, Hương Văn (Hương Trà), Trần Thị Kim Chuân ngay khi cất tiếng khóc chào đời đã không nhìn thấy ánh sáng mặt trời. 36 năm qua, cô gái ấy không ngừng vượt lên bi kịch của số phận, dồn tình yêu, niềm đam mê vào ca Huế, với niềm khao khát góp phần gìn giữ và lan tỏa nét đẹp văn hóa đặc trưng trên vùng đất núi Ngự sông Hương.

Chương trình nghệ thuật “Mùa đông xứ Huế” tại phố đêm Hoàng Thành
Chương trình nghệ thuật “Mùa đông xứ Huế” tại phố đêm Hoàng Thành

Theo ban tổ chức, chương trình "Mùa đông xứ Huế" diễn ra lúc 20h00 ngày 3/12 tại sân khấu Tây Khuyết Đài (tuyến phố Nguyễn Thiện Thuật – Lê Huân). Hoạt động nhằm tạo điểm nhấn, góp phần tăng thêm sự sôi động, phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của du khách, người dân địa phương tại phố đêm.

Du khách than phiền dịch vụ ca Huế trên sông Hương
Du khách than phiền dịch vụ ca Huế trên sông Hương

Du lịch đã hồi sinh trở lại sau dịch kéo theo kích cầu rất nhiều loại hình dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cho du khách. Ca Huế trên sông Hương cũng nằm trong số đó khi được xem là điểm dừng chân được rất nhiều du khách ưu tiên chọn thưởng thức.

Đêm nghe ca Huế trên dòng Hương
Đêm nghe ca Huế trên dòng Hương

Đó những câu hát ngọt ngào trong bài dân ca Huế “Lý mười thương” mà tôi nghe được trên dòng Hương Giang đêm ấy.

In bóng mình trong Huế
In bóng mình trong Huế

“Về Huế chơi kỳ này, anh nhất định phải đi Tam Giang”, ông anh xứ Quảng - người luôn yêu Huế theo cách đặc biệt - chốt hạ, tôi và nhóm bạn Huế hưởng ứng ngay lập tức.