Thứ Ba, 25/10/2016 10:59

Thăm quan xưởng triều Nguyễn

Triển lãm được khai mạc vào sáng 25/4, tại Trường Lang, Đại Cung Môn (Đại Nội), là hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Festival nghề truyền thống Huế năm 2019.

Giới thiệu di sản tư liệu triều Nguyễn tại Hà NộiBảo quản và phát huy giá trị tài liệu Châu bản triều Nguyễn

Cắt băng khai mạc triển lãm về quan xưởng triều Nguyễn

Quan xưởng là đơn vị sản xuất thủ công của nhà nước thời quân chủ, cung cấp vật dụng sinh hoạt cho hoàng gia, phục vụ hoạt động kinh tế, quốc phòng của triều đình. Thời Nguyễn, thông qua việc tuyển chọn, tuyển mộ và thuê mướn, thợ thủ công dân gian giỏi khắp mọi miền đất nước được triều đình trưng tập về Kinh đô và phiên chế thành các tổ chức thợ cùng nghề gọi là tượng cục - đơn vị nhỏ nhất của quan xưởng.

Kế thừa kinh nghiệm từ thời các chúa Nguyễn, hoàng đế Gia Long (1802 - 1820) đã cho xây dựng hệ thống quan xưởng đa dạng và phong phú hơn. Qua các thời của hoàng đế Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, quan xưởng ngày càng được phát triển và mở rộng. Từ sau năm 1885, do sự tác động về mặt chính trị - xã hội, số lượng quan xưởng thu hẹp dần, chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu của triều đình trong một số lĩnh vực với quy mô rất hạn chế.

Một phiên bản Châu bản về việc chế tạo một chiếc thuyền máy và hình ảnh đội thợ cưa xẻ gỗ triều Nguyễn 

Tuy vậy, những kỹ năng và bí quyết nghề nghiệp tiếp tục được những người lính thợ chuyển giao cho các thợ học việc trong dân gian. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp cho nghề thủ công truyền thống tiếp tục được duy trì, phát triển, góp phần làm đa dạng ngành nghề và sản phẩm trong các làng nghề dân gian ở Huế và các địa phương khác trong cả nước.

46 phiên bản tư liệu được chọn lọc giới thiệu từ khối Châu bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới, là 46 những mảnh ghép quý trong câu chuyện kể về hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống quan xưởng triều Nguyễn, trong năm ngành nghề: đúc tiền, chế tạo vũ khí, chế tạo – sửa chữa tàu thuyền, sản xuất vật liệu xây dựng và chế tạo đồ ngự dụng.

Giới thiệu với đại biểu và du khách về ý nghĩa của quan xưởng triều Nguyễn

Cùng với triển lãm trên, trong thời gian từ ngày 25/4 đến 28/5/2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng tổ chức không gian giới thiệu “Quan xưởng triều Nguyễn với tinh hoa nghề Việt” tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Đến thăm không gian này, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng các vật dụng cung đình được tạo ra bởi bàn tay vàng của người thợ thủ công xưa, mà còn có thể tiếp cận nguồn tư liệu lịch sử xác thực về hoạt động của hệ thống quan xưởng triều Nguyễn – một phần quan trọng tạo nên di sản văn hóa cung đình Huế.

Giới thiệu về châu bản và quan xưởng

Tin, ảnh, clip: Đồng Văn

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện chưa kể về hành trình sưu tập những chiếc áo vua quan
Chuyện chưa kể về hành trình sưu tập những chiếc áo vua quan

Ăn dầm ở dề liên tục mấy tháng trời ở vùng biên giới, thậm chí qua tận nước bạn Lào hay hẹn giao dịch ở ranh giới hai địa phương Huế - Quảng Trị ngay thời gian cao điểm của dịch COVID-19… Hành trình sưu tập những chiếc áo của vua quan triều Nguyễn của anh Nguyễn Hữu Hoàng (TP. Huế) nghe tưởng chừng đơn giản nhưng có theo chân nhà sưu tập này mới thấm hết những gian nan, vất vả xen lẫn những câu chuyện dở khóc dở cười, đâu đó còn là cơ duyên.

Có hay không luật “tứ bất lập” dưới triều Nguyễn
Có hay không luật “tứ bất lập” dưới triều Nguyễn?

Đối chiếu sử sách hiện nay với các sự việc được ghi chép rõ ràng trong sử sách thời Nguyễn, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Phó Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế cho rằng, vấn đề “tam bất khả” hay “tứ bất lập” là không có cơ sở. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã phân tích và nhận định như thế trong buổi nói chuyện “Lệ tứ bất lập dưới triều Nguyễn” được tổ chức ở Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, với sự tham gia của đông đảo các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu lịch sử.

Đến Lan Viên cố tích ngắm long bào vua Khải Định
Đến Lan Viên cố tích ngắm long bào vua Khải Định

Triển lãm “Áo dài xưa triều Nguyễn” thuộc bộ sưu tập của GS.TS Thái Kim Lan vừa được khai mạc sáng 6/11 tại không gian Lan Viên cố tích – Bảo tàng gốm cổ sông Hương (120 Nguyễn Phúc Nguyên, TP. Huế).

Hai cổ vật quý nhà Nguyễn lên sàn đấu giá Pháp
Hai cổ vật quý nhà Nguyễn lên sàn đấu giá Pháp

Bảo vật nhà Nguyễn là chiếc ấn vàng được đúc vào năm 1823 dưới thời triều vua Minh Mạng (1820 - 1841) đang được một hãng đấu giá có trụ sở chính tại Pháp chuẩn bị đưa ra đấu giá. Thông tin này làm không chỉ giới văn hóa, nghiên cứu, sưu tầm cổ vật tỏ ra bất ngờ mà còn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận bởi lẽ đây là vật chứng lịch sử rất quan trọng đối với lịch sử Việt Nam.