Thứ Năm, 06/08/2015 12:52

Trưng bày 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật về chiến dịch Xuân Mậu Thân ở Thành Huế

Tiếp nối chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, sáng 6/2, Bảo tàng Văn hóa Huế khai mạc trưng bày chuyên đề “Thành Huế - Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”.

Khắp nơi kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968“Huế, Xuân 1968 - xuân của Việt Nam, xuân của lòng dũng cảm”45 tham luận tham gia hội thảo về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Cắt băng khai mạc triển lãm

Trưng bày giới thiệu đến công chúng hơn 100 hình ảnh, tư liệu cùng nhiều kỷ vật của các cán bộ, chiến sĩ và tầng lớp nhân dân thành phố đã trực tiếp tham gia chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968 tại Huế, như: Radio, ống nhòm, súng... Đây là những hình ảnh, hiện vật đã từng tham gia vào chiến dịch, đa số được Bảo tàng Văn hóa Huế sưu tầm trong suốt thời gian qua.  

Bảo tàng Văn hóa Huế giới thiệu các hình ảnh, tư liệu tại không gian trưng bày

Trưng bày là nỗ lực của cán bộ Bảo tàng Văn hóa Huế cùng với sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể, đơn vị, gia đình, các nhà nghiên cứu, góp phần khẳng định ý nghĩa lịch sử, giá trị lớn lao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân 1968 ở Huế. Đồng thời, tôn vinh lòng yêu nước, những tấm gương anh hùng cùng tinh thần chiến đấu quả cảm của quân và dân Thành Huế trong chiến dịch này, đặc biệt là chiến công vang dội làm chủ Huế trong 26 ngày đêm, được tuyên dương 8 chữ vàng “Tấn công – nổi dậy – anh dũng – kiên cường”.

Tin, ảnh: Minh Hiền

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện phố đêm thành Huế
Chuyện phố đêm thành Huế

Phố đêm không chỉ thuần túy nói chuyện những khu phố về đêm mà chính không gian “phố”, thời gian về “đêm” đó phải là nơi chứa đựng những nét riêng của văn hóa địa phương để giới thiệu, thu hút du khách sau cả “ngày” tham quan, khám phá các nơi khác.

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.