Cơ quan phát triển Liệp Hiệp Quốc vừa cảnh báo, nhiều khả năng cho đến năm 2030, thiệt hại kinh tế do thiên tai gây nên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ vượt quá 160 tỷ USD mỗi năm. Do đó, chính phủ các nước cần nhanh chóng đẩy mạnh đổi mới và tăng cường đầu tư về tài chính để đối phó và giải quyết vấn nạn này.
Ngập lụt ở khu vực ngoại ô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: UN News
Ngoài khoản thiệt hại khổng lồ, Ủy ban Kinh tế xã hội của Liên Hiệp Quốc phụ trách khu vực châu Á (ESCAP) cũng nhấn mạnh, ước tính chỉ có khoảng 8% các khu vực thiệt hại có thể nhận được bảo hiểm.
Do công tác bảo hiểm vẫn chưa được sử dụng hiệu quả nên khi thiên tai xảy ra, các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ luôn phải gánh chịu những tổn thất lớn và chi phí khắc phục cũng vô cùng tốn kém.
Nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng này, tại cuộc họp bàn về vấn đề tăng cường tài trợ để giảm thiểu rủi ro thiên tai ở châu Á – Thái Bình Dương diễn ra ở New York (Mỹ), Giám đốc điều hành ESCAP Shamshad Akhtar đã vạch ra các đường lối, kế hoạch hỗ trợ bao gồm: thúc đẩy xây dựng mô hình quản lý rủi ro thảm họa, đẩy mạnh chương trình tái bảo hiểm truyền thống, toàn cầu... Trong đó, việc xây dựng một nền tảng khu vực vững mạnh để đảm bảo năng lực tự chủ và củng cố niềm tin giữa các quốc gia là chìa khóa để giải quyết thành công vấn đề này.
Đồng ý với quan điểm của giám đốc Shamshad Akhtar, Người đứng đầu Văn phòng Liên Hiệp Quốc về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (UNISDR) Mami Mizutori cũng khẳng định, việc tăng cường năng lực tài chính cho rủi ro thiên tai là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo phát đất nước triển bền vững trong tương lai.
Đan Lê (Lược dịch từ UN News)