Thứ Bảy, 01/08/2020 17:17

Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương

Cơ quan tuyển dụng Randstad cho biết, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang trì hoãn kế hoạch nghỉ hưu của các chuyên gia đang làm việc trên toàn thế giới.

Nhật Bản phát triển robot và máy kéo không người lái để hỗ trợ nông dânTỷ lệ sinh thấp và già hóa dân số có thể hỗ trợ phục hồi các nền kinh tế châu ÁGiới trẻ ASEAN đối mặt với nỗi lo thất nghiệp tăng caoÁp dụng chính sách phù hợp để biến lão hóa thành “lợi tức bạc” của châu Á - Thái Bình DươngHàn Quốc: Tỷ lệ lao động cao tuổi cao nhất trong các nước OECD

Cần có phương án phù hợp để người lao động chuyển dần từ làm việc toàn thời gian, sang bán thời gian và sau đó là nghỉ hưu hoàn toàn. Ảnh minh họa: Lao động

Tuy nhiên, người lao động châu Á vẫn sẽ tiếp tục làm việc vì những lý do bên ngoài tiền lương, báo cáo mới của cơ quan này cho hay.

Cụ thể, báo cáo Workmonitor mới nhất của cơ quan tuyển dụng Randstad cho thấy, chỉ một nửa số lao động được khảo sát tin rằng họ có thể rời bỏ lực lượng lao động vĩnh viễn trước khi bước sang tuổi 65, giảm từ mức 61% ghi nhận trong năm 2022.

Nền kinh tế toàn cầu đang chững lại, lạm phát cao và viện trợ của chính phủ ngày càng giảm khiến nhiều người cân nhắc lại việc nghỉ hưu, công ty Randstad chia sẻ.

Trên đây là kết quả có được sau khi khảo sát 35.000 người trên 34 thị trường về cảm xúc của họ đối với thế giới việc làm.

Trong khi 70% số người lao động được khảo sát cho biết rằng những lo lắng về tiền bạc đang ngăn cản họ tận hưởng những năm tháng vàng son, người lao động ở châu Á - Thái Bình Dương lại có xu hướng cảm thấy rằng công việc là điều cần thiết trong cuộc sống.

Để lý giải cụ thể hơn, 66% những người đến từ Ấn Độ và 61% người tham gia khảo sát từ Trung Quốc coi công việc là “nhu cầu” - cao gần gấp đôi mức trung bình toàn cầu là 32%.

Randstad nhận định: “Cho dù là vì ý nghĩa và mục đích gì, để giao tiếp xã hội hay để trải nghiệm những thách thức đi kèm với công việc, việc làm hiện đối với nhiều người đã không chỉ đơn giản là tiền lương. Nó giúp kết nối và mang lại cho mọi người cảm giác thân thuộc”.

Cảm thấy có giá trị và được tôn trọng

Randstad cho biết, người lao động ở lại làm việc bởi họ “cảm thấy có trách nhiệm với chủ của mình”.

Cụ thể, báo cáo cho thấy khoảng 1/5, tương đương với 21% người lao động châu Á - Thái Bình Dương cảm thấy rằng người chủ lao động nếu cần họ sẽ ngăn cản họ nghỉ hưu sớm. Con số này cao hơn nhiều so với suy nghĩ của 12% dân số toàn cầu.

Sander van’t Noordende, Giám đốc điều hành của Randstad trả lời phóng viên báo CNBC rằng: “Có những yếu tố văn hóa đóng vai trò quan trọng ở đây, cộng với vai trò của công việc và giáo dục trong cuộc sống của mọi người”.

Thêm vào đó, người lao động cảm thấy họ “cần” công việc trong cuộc sống vì có một công việc ổn định cho phép họ “cảm thấy được đồng nghiệp đánh giá cao và tôn trọng”.

Tuy nhiên, nền kinh tế đang bùng nổ của các quốc gia và nhu cầu nhân tài tăng theo cấp số nhân ở cả trong nước và quốc tế cũng có khả năng đóng góp vào sự chênh lệch này ở châu Á so với các đối tác toàn cầu.

Châu Á là quê hương của 3 trong số 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Người lao động ở một số nước châu Á cũng cho rằng họ coi công việc là “một phần quan trọng của cuộc sống”. Điều này được minh chứng rõ nhất khi 89% người lao động ở Trung Quốc coi điều này là đúng và 90% người dân Ấn Độ cũng đồng tình với ý kiến này, tức cao hơn gần 20% so với mức trung bình toàn cầu.

Hơn “chỉ là một tấm séc lương”

Theo nghiên cứu và khảo sát, người lao động đều muốn đảm bảo có được một công việc an toàn, linh hoạt, toàn diện và ổn định về tài chính. Mọi người muốn cảm thấy họ thuộc về nơi làm việc và yêu cầu công ty của họ phán ánh các ưu tiên này.

Điều này đặc biệt đúng với thế hệ trẻ, những người đang tìm kiếm sự hài lòng từ công việc, hơn chỉ là một tấm séc lương.

Nhận định này rất quan trọng ở châu Á, nơi thị trường lao động tiếp tục bị thắt chặt. Do đó, các nhà tuyển dụng nên tập trung vào cách thu hút và giữ chân nhân tài. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy người lao động sẵn sàng bỏ việc nếu họ không được đáp ứng các yêu cầu của mình. Đơn cử, hơn ½ lao động ở châu Á - Thái Bình Dương cho biết họ sẽ bỏ việc nếu cảm thấy mình không thuộc về nơi đó.

Ngoài ra, tình trạng khan hiếm tài năng sẽ tăng lên trong những năm tới do sự thay đổi về nhân khẩu học. Kết hợp từ nhiều lý do, các công ty nên phát triển các vai trò linh hoạt, cho phép những người gần đến tuổi nghỉ hưu chuyển đổi từ từ, từ làm việc toàn thời gian sang bán thời gian và sau đó là nghỉ hưu hoàn toàn.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Giảm nghèo thực chất  bền vững
Giảm nghèo thực chất & bền vững

Để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mục tiêu đặt ra của tỉnh là phải giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 2% và phải giảm nghèo bền vững.

Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người
Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người

Liên Hiệp Quốc cảnh báo những tiến bộ gần đây của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho quyền con người, do đó cần có cơ chế bảo vệ để ngăn các vụ vi phạm.

Đào tạo nghề và tạo việc làm cho nông dân
Đào tạo nghề và tạo việc làm cho nông dân

Từ các lớp đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật sản xuất do Trung tâm Hỗ trợ nông dân (TTHTND) thuộc Hội Nông dân tỉnh tổ chức, nhiều nông dân biết cách làm ăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.