Thứ Bảy, 06/04/2019 08:19

Miễn dịch tự nhiên có đủ để bảo vệ bạn chống lại biến thể Delta?

Biến thể Delta hiện vẫn chiếm phần lớn các ca mắc COVID-19 trên toàn cầu. Câu hỏi đặt ra liệu khả năng miễn dịch tự nhiên xuất hiện sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể bảo vệ chống lại biến thể nguy hiểm này không?

Vaccine Pfizer có hiệu quả ngăn ngừa bệnh nặng trong ít nhất 6 thángChâu Á và “cú trở mình” trong công tác tiêm chủng phòng COVID-19Công ty Israel giới thiệu khẩu trang diệt hết virus chủng DeltaMỹ công bố chiến lược '6 mũi nhọn' chống biến thể DeltaNgoài Delta, nhiều biến thể khác của virus SARS-CoV-2 vẫn đang được theo dõiModerna gửi đơn yêu cầu EU phê duyệt tiêm tăng cường vaccine COVID-19Nhật Bản phát hiện một biến thể Delta mới của virus SARS-CoV-2Biến thể Delta làm phá sản “giấc mơ” miễn dịch cộng đồng

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính 99,8% tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 của đất nước này là do biến thể Delta. Các chuyên gia dự đoán biến chủng COVID-19 này sẽ áp đảo các biến thể khác như Mu ở Mỹ, giống như nó đã từng áp đảo biến thể Alpha ở Anh.

Tuy nhiên, sự thống trị của Delta không có nghĩa là cần phải có một phương pháp khác để giải quyết nó. Điều đó bao gồm việc dựa vào khả năng miễn dịch tự nhiên, mà CDC mô tả là khả năng miễn dịch "có được khi tiếp xúc với sinh vật gây bệnh thông qua việc lây nhiễm thực tế". Tức là, khi một người mắc COVID-19, cơ thể người đó sẽ sản xuất ra kháng thể; các kháng thể từ việc nhiễm virus có thể cung cấp các mức độ bảo vệ chống lại sự lây nhiễm trong tương lai.

Tiến sĩ Sabrina Assoumou, bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Boston, cảnh báo không nên dựa vào khả năng miễn dịch tự nhiên để chống lại COVID-19. Chia sẻ với Tạp chí Newsweek, bà cho biết: “Vẫn có những câu hỏi về việc bảo vệ nhờ khả năng miễn dịch tự nhiên để chống lại các biến thể. Một nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng tái nhiễm ở những người không được tiêm chủng cao hơn so với những người đã được tiêm chủng”.

Nghiên cứu của CDC mà bà Assoumou tham khảo chỉ ra rằng những người ở bang Kentucky (Mỹ) đã mắc COVID-19 và chưa được tiêm phòng có nguy cơ bị tái nhiễm cao hơn gấp đôi so với những người đã được tiêm vaccine đầy đủ.

Ngoài ra, Tiến sĩ Peter Chin-Hong, giáo sư y khoa tại Trường Đại học UCSF và là bác sĩ bệnh truyền nhiễm ở San Francisco, California, cũng cảnh báo không nên dựa vào khả năng miễn dịch tự nhiên để chống lại COVID-19. Theo ông Chin-Hong, khả năng miễn dịch tự nhiên nói chung là một điều tốt và có thể phát triển mạnh mẽ ở nhiều người, song rắc rối khi dựa vào khả năng miễn dịch tự nhiên là nó có thể khác nhau ở mỗi người và không có điều gì cho biết miễn dịch tự nhiên có thể kéo dài bao lâu. Hiệu quả của miễn dịch tự nhiên có thể phụ thuộc vào thời điểm một người bị nhiễm bệnh.

Hơn nữa, khả năng miễn dịch tự nhiên có thể không bảo vệ tốt trước tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2.

Các chuyên gia đều khuyến nghị biện pháp tốt nhất để chống lại Delta theo chứng minh của khoa học là tiêm chủng. Tiêm phòng cung cấp "mức độ bảo vệ cao" chống lại COVID-19. Những loại vaccine hiện tại đã được cấp phép hoặc phê duyệt đều hoạt động tốt đối với biến thể Delta. Việc tiêm phòng cũng được khuyến nghị cho những người đã khỏi bệnh COVID-19.

Theo VOV.VN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WB cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023
WB cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023

Theo Tạp chí Bloomberg ngày 7/1, Ngân hàng Thế giới (WB) lo ngại “những cú sốc bất lợi hơn nữa” có thể sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái trong năm nay; trong đó, các quốc gia nhỏ sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương.

UNCTAD Thương mại toàn cầu giảm tốc trong nửa cuối năm 2022, có nguy cơ kéo sang năm 2023
UNCTAD: Thương mại toàn cầu giảm tốc trong nửa cuối năm 2022, có nguy cơ kéo sang năm 2023

Theo một báo cáo mới vừa được công bố ngày 14/12 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), tổng giá trị thương mại toàn cầu dự kiến sẽ đạt gần 32.000 tỷ USD trong năm nay, nhưng lạm phát cao đã làm đảo ngược một số thành tựu đạt được trong những tháng gần đây. Theo đó, các nhà phân tích cho rằng, tăng trưởng toàn cầu đã chuyển sang đà “tiêu cực” trong nửa cuối năm 2022.

Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố
Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố

Hôm nay (28/11), Australia đã lần đầu tiên sau 8 năm hạ mức độ đe dọa khủng bố từ “có thể xảy ra” xuống mức “có thể” (tương đương từ mức cao xuống mức trung bình), với lý do nguy cơ bị những kẻ cực đoan tấn công đã giảm xuống, tin từ Reuters cho biết.