Thứ Bảy, 30/07/2016 12:08

Nên là người tiêu dùng thông thái

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Vì thế, công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) thời gian này được đặc biệt quan tâm. Trao đổi với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế, bà Trương Thị Lan Hương, Chi cục trưởng Chi cục VSATTP tỉnh, cho biết:

Không để xảy ra các sự cố về an toàn thực phẩmVì sức khỏe của mọi ngườiKhông để xảy ra ngộ độc thực phẩm

Tết là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm. Để đảm bảo VSATTP, ngoài sự quyết liệt của cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm, người tiêu dùng cần cẩn trọng chọn mua, bảo quản, tiêu thụ thực phẩm phòng chống ngộ độc thực phẩm để vui tết trọn vẹn.

Bà Trương Thị Lan Hương

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đã cận kề, chi cục đã triển khai các biện pháp gì để bảo đảm VSATTP, phòng chống ngộ độc trong dịp này?

Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa lễ hội xuân 2019, Ban Chỉ đạo bảo đảm VSATTP tỉnh ban hành kế hoạch triển khai công tác bảo đảm VSATTP trên địa bàn. Theo đó, đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh (gồm y tế, nông nghiệp, công thương, mặt trận). Ngoài ra, tại các địa phương sẽ thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện, thị xã tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý.

Thị trường thực phẩm tết luôn là cơ hội cho hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lưu thông đánh lừa người tiêu dùng. Vì vậy, người dân cần cảnh giác và chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng khi phát hiện các loại thực phẩm nghi ngờ là hàng nhái, hàng giả cũng như các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo VSATTP để cơ quan chức năng có biện pháp kiểm tra, giám sát và kịp thời ngăn chặn.

Trong thanh, kiểm tra dịp này, bà đánh giá việc chấp hành các quy định về VSATTP trên địa bàn thế nào?

Bắt đầu từ ngày 11/1/2019, đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh ra quân và dự kiến kết thúc 25/3/2019 (trước trong và sau tết). Tính đến thời điểm hiện tại, đoàn đã tiến hành kiểm tra gần 50 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Qua kiểm tra, phần lớn đều đảm bảo tốt theo yêu cầu quy định chung; trong đó một số cơ sở nhỏ lẻ vi phạm về trang thiết bị, cơ sở vật chất... và các chủ cơ sở chưa kịp thời cập nhật các quy định của pháp luật về VSATTP; ý thức chấp hành của người quản lý và người tham gia chế biến thực phẩm còn hạn chế... Đây là một trong những nguy cơ dẫn đến mất VSATTP. Vì thế, ngành chức năng vừa kiểm tra vừa vận động, tuyên truyền giúp các chủ cơ sở hiểu, làm tốt công tác chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

Bà có những khuyến cáo gì để bảo đảm VSATTP trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi này?

Vào dịp tết, nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân thường tăng cao, đặc biệt là các thực phẩm thiết yếu, như thịt, chả, mứt, bánh kẹo, rượu, nước giải khát… Để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và bản thân, người tiêu dùng phải thông thái, tuân thủ nguyên tắc cơ bản là lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, có nhãn mác thông tin đầy đủ, không hỏng mốc và các loại nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm có màu trắng...

Với thực phẩm đã qua giết mổ, nên chọn mua ở những cửa hàng có uy tín, đảm bảo chất lượng cho khách hàng. Rau, quả nên mua ở những nơi bán thực phẩm sạch. Những loại thực phẩm đồ hộp cần quan sát kỹ hạn sử dụng, không mua các loại đồ hộp bị phồng, méo mó, hộp đã gỉ. Người tiêu dùng tuyệt đối không vì rẻ mà mua những loại thực phẩm đã hết hoặc gần hết hạn sử dụng. Khi mua cần kiểm tra kỹ bao bì... Về thức uống, không nên lạm dụng rượu, bia, không nên uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân để đảm bảo sức khỏe. Không uống cồn công nghiệp vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đối với các cơ sở sản xuất chế biến, chúng tôi tuyên truyền các điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất chế biến; đồng thời,  phổ biến các quy định, văn bản pháp luật về công tác ATVSTP. Hàng tuần công khai các cơ sở, cá nhân vi phạm ATVSTP nhằm răn đe, cảnh cáo, ngặn chặn các hành vi sản xuất kinh doanh thực phẩm trái pháp luật...

Thưa bà, dịp tết nhiều người chế biến các thực phẩm như dưa kiệu, bánh, mứt… bán nhỏ lẻ cho những người có nhu cầu. Trường hợp này, có cần phải xin giấy chứng nhận VSATTP?

Những mặt hàng trên do ngành công thương quản lý nhưng tôi tìm hiểu các quy định của Chính phủ cũng như những văn bản, quyết định của Bộ Công thương mới đây công bố thủ tục hành chính đã bị bãi bỏ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Theo đó, đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, chế biến dưa kiệu, bánh, mứt các loại sẽ không cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Điều quan trọng là tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm VSATTP tương ứng cho dù không thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Minh Văn (thực hiện)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường
Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường

Lớp cấp phối vữa tô tường là quá trình “dung hòa” hợp lý tỷ lệ cát, xi măng, nước, phụ gia (nếu có), tạo nên ngoại quan ngôi nhà. Để có một lớp vữa chất lượng, người thợ xây phải nắm được những kiến thức cơ bản trong quá trình xây tô.

Chuẩn bị chu đáo, huấn luyện chất lượng
Chuẩn bị chu đáo, huấn luyện chất lượng

Đến thời điểm này, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) TP. Huế, ban CHQS 36 xã, phường và 189 đơn vị tự vệ đã chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho mùa huấn luyện mới đạt kết quả tốt.

Luôn bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Luôn bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Phát huy vai trò, chức trách, nhiệm vụ được giao, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh luôn nỗ lực cố gắng để bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn.