Thứ Bảy, 02/02/2019 10:59

Ai Cập ngày càng khô hạn, nguồn cung nước chỉ đáp ứng nửa nhu cầu

Bộ trưởng Thủy lợi và Tài nguyên nước Ai Cập Mohamed Abdel-Ati ngày 1/8 cho biết cho biết nguồn cung nước của Ai Cập hiện ước khoảng 60 tỷ m3/năm, trong khi tổng nhu cầu lên tới 114 tỷ m3/năm.

Ai Cập “phóng thích” siêu tàu container từng gây tắc nghẽn kênh đào SuezMáy bay chở khách Nga bị rơi: Không ai sống sótLãnh đạo Mỹ và Ai Cập thảo luận về lệnh ngừng bắn ở Dải GazaAi Cập thông qua kế hoạch mở rộng kênh đào Suez sau sự cố Ever GivenAi Cập đòi bồi thường "khủng" vụ tàu Ever Given mắc kẹt kênh đào Suez

Một nông dân Ai Cập trên cánh đồng khô hạn tháng 6/2013. (Nguồn: Reuters)

Ai Cập là một trong những quốc gia khô hạn nhất trên thế giới và hiện đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nước.

Tbeo phóng viên TTXVN tại Cairo, Bộ trưởng Thủy lợi và Tài nguyên nước Ai Cập Mohamed Abdel-Ati ngày 1/8 cho biết cho biết nguồn cung nước của Ai Cập hiện ước khoảng 60 tỷ m3/năm, trong khi tổng nhu cầu lên tới 114 tỷ m3/năm.

Ông Abdel-Ati lưu ý hầu hết nguồn cung nước của Ai Cập đều đến từ sông Nile, trong khi lượng nước mưa rất hạn chế, ước vào khoảng 1 tỷ m3, và nguồn nước ngầm sâu không thể tái tạo được đánh giá là không đáng kể.

Theo Bộ trưởng Abdel-Ati, sự thiếu hụt này được bù đắp bằng cách tái sử dụng nước thải nông nghiệp và nước ngầm bề mặt ở vùng châu thổ sông Nile, bên cạnh việc nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm từ nước ngoài tương ứng với 34 tỷ mét khối nước mỗi năm.

Ông cảnh báo Ai Cập là một trong những quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu do mực nước biển dâng cao và tác động bất ngờ của tình trạng nóng lên toàn cầu đối với các nhánh của sông Nile, cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, sóng lạnh và mưa xối xả.

Bộ trưởng Abdel-Ati cũng nhấn mạnh đến các mối đe dọa do biến đổi khí hậu gây ra đối với sự phát triển bền vững cũng như quyền sử dụng nước của Ai Cập.

Theo ông, biến đổi khí hậu sẽ tác động đến nguồn nước, nông nghiệp, an ninh lương thực, năng lượng, y tế, các khu vực ven biển và các hồ ở phía Bắc của Ai Cập.

Người đứng đầu Bộ Thủy lợi và Tài nguyên nước Ai Cập cho rằng việc đối phó với những thách thức trên luôn đòi hỏi nhiều nỗ lực.

Ai Cập đã chuẩn bị một chiến lược tài nguyên nước đến năm 2050 với mức chi phí lên tới 50 tỷ USD và đã phát triển một kế hoạch quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2037 dựa vào việc quản lý tối ưu các nguồn nước, cải thiện chất lượng nước...

Theo ông Abdel-Ati, kế hoạch quốc gia này hiện đang được triển khai để chuyển đổi từ hệ thống tưới tiêu bề mặt sang hệ thống tưới tiêu hiện đại bằng cách khuyến khích người nông dân áp dụng các công nghệ tưới tiêu thông minh.

Theo TTXVN/Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mua van điều áp nhập khẩu giá tốt tại Makgil VietNam
Mua van điều áp nhập khẩu giá tốt tại Makgil VietNam

Van điều áp được biết đến là thiết bị van cơ bản được sử dụng phổ biến trong hệ thống khí nén, thuỷ lực, nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ thông tin và hiểu biết chi tiết về loại van này. Hãy cùng tìm hiểu về van điều áp ngay nhé!

Thổ Nhĩ Kỳ bước vào thế kỷ khí đốt mới
Thổ Nhĩ Kỳ bước vào thế kỷ khí đốt mới

Trữ lượng khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ ở Biển Đen có thể đáp ứng nhu cầu của đất nước trong nhiều thập kỷ tới - RT dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Fatih Donmez tuyên bố tại diễn đàn "Thế kỷ năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ" hôm 30/1.