Thứ Hai, 07/01/2019 14:04

Ai Cập “phóng thích” siêu tàu container từng gây tắc nghẽn kênh đào Suez

Trong hôm nay (7/7), Ai Cập dự kiến sẽ thả siêu tàu container Ever Given, hơn 100 ngày kể từ khi con tàu được “giải cứu” thành công sau khi bị mắc cạn làm kẹt kênh đào Suez trong 6 ngày, làm tê liệt tuyến giao thông hàng hải toàn cầu và tiêu tốn hàng tỷ USD.

Với chiều dài 400m, siêu tàu contain Ever Given bị mắc cạn đã chắn ngang kênh đào Suez, làm tê liệt tuyến hàng hải quan trọng nối liền châu Á-châu Âu. Ảnh: Maxar

Tàu Ever Given khổng lồ có tải trọng gần 200.000 tấn đã bị mắc cạn, với mũi tàu đâm vào bờ, làm chắn ngang con kênh trong trận bão cát vào ngày 23/3, chặn đứng tuyến đường huyết mạch nối châu Á với châu Âu, nơi vận chuyển khoảng 12% thương mại hàng hải toàn cầu và là nguồn thu quan trọng của Ai Cập.

Sau chiến dịch nạo vét lòng kênh suốt ngày đêm để khơi thông cho con tàu, Ai Cập đã  giữ tàu Ever Given và yêu cầu công ty chủ sở hữu Nhật Bản Shoei Kisen Kaisha bồi thường cho các khoản thu bị tổn thất trong những ngày kênh đào Suez bị tắc nghẽn và chi phí giải cứu con tàu.

Vào Chủ nhật tuần trước, Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) thông báo đã đạt được một thỏa thuận cuối cùng, nhưng không tiết lộ số tiền bồi thường phải trả. Trong một tuyên bố, SCA nói rằng một buổi lễ sẽ được tổ chức vào hôm nay (7/7) để đánh dấu thỏa thuận, sau đó con tàu sẽ rời đi.

Ai Cập ban đầu đòi 916 triệu USD bồi thường trước khi giảm xuống còn khoảng 550 triệu USD, nhưng số tiền cuối cùng vẫn là chủ đề của các cuộc đàm phán khó khăn. Tháng trước, SCA tuyên bố đã ký một thỏa thuận không tiết lộ thông tin với công ty Nhật Bản trước khi đạt được thỏa thuận cuối cùng.

Tổn thất nghiêm trọng

Ai Cập, quốc gia kiếm được hơn 5 tỷ USD mỗi năm từ kênh đào Suez, đã mất từ ​​12 - 15 triệu USD doanh thu cho mỗi ngày tuyến đường thủy quan trọng này bị đóng cửa, theo SCA. 

Song song đó, việc tàu MV Ever Given bị mắc cạn và những nỗ lực cần thiết để giải cứu con tàu cũng dẫn đến nhiều thiệt hại đáng kể cho con kênh.

Hồi tháng 4, Công ty dữ liệu hàng hải Lloyd's List ước tính vụ ách tắc kênh đào Suez làm gián đoạn hoạt động thương mại hàng hóa trị giá 9,6 tỷ USD/ngày giữa châu Á và châu Âu.

Con tàu do Đài Loan điều hành sau đó đã có thể tái hoạt động vào ngày 29/3, và tổng cộng 420 tàu bị kẹt ở các cổng kênh phía bắc và phía nam đã được thông quan vào đầu tháng 4.

Hôm qua, Tòa án Kinh tế Ismailia đã ra phán quyết trả tự do cho con tàu cùng với thủy thủ đoàn trên đó, theo yêu cầu của SCA.

Mở rộng kênh đào Suez

Theo số liệu chính thức, kênh đào Suez đã mang về cho Ai Cập hơn 5,7 tỷ USD trong năm tài chính 2019-2020, không thay đổi mấy so với con số 5,3 tỷ USD kiếm được hồi năm 2014.

Ngay cả khi xảy ra sự cố tàu MV Ever Given mắc cạn, doanh thu từ con kênh này trong nửa đầu năm 2021 đã lên đến 3 tỷ USD. 

Tuy nhiên, các giới chức Ai Cập muốn tránh những tổn thất về danh tiếng từ vụ việc trên. Theo đó, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đã nhanh chóng cam kết sẽ đầu tư vào con kênh để tránh lặp lại bất kỳ cuộc khủng hoảng nào tương tự. Theo tin từ AFP, chính phủ nước này hồi tháng 5 đã phê duyệt một dự án kéo dài 2 năm để mở rộng và đào sâu phần phía nam của tuyến đường thủy, nơi tàu MV Ever Given mắc cạn.

Trước đó, Tổng thống Sisi từng giám sát kế hoạch mở rộng một đoạn phía bắc của kênh đào Suez trị giá 8 tỷ đUSD hồi năm 2014-2015.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP27 Thông qua thỏa thuận khí hậu tổng quát cuối cùng
COP27: Thông qua thỏa thuận khí hậu tổng quát cuối cùng

Sau các cuộc đàm phán căng thẳng kéo dài suốt đêm, sáng sớm 20/11 (giờ địa phương), Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27), do Ai Cập đăng cai tổ chức tại thành phố Sharm El-Sheikh, đã thông qua thỏa thuận khí hậu tổng quát cuối cùng của COP27 tại phiên toàn thể bế mạc.

UAE và Ai Cập hợp tác xây dựng một trong những trang trại điện gió lớn nhất thế giới
UAE và Ai Cập hợp tác xây dựng một trong những trang trại điện gió lớn nhất thế giới

Tổng thống Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và nhà đồng cấp Ai Cập hôm qua (8/11) đã chứng kiến ​​việc ký kết một thỏa thuận phát triển một trong những dự án điện gió trên bờ lớn nhất thế giới tại Ai Cập, Reuters trích dẫn thông tin từ một tuyên bố chính thức trên hãng thông tấn WAM của UAE cho biết.