Thứ Ba, 16/01/2018 10:20

Australia chi thêm 1,1 tỷ USD trợ cấp tiền lương trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Chính phủ Australia có kế hoạch chi thêm 1,5 tỷ đô la Úc (1,1 tỷ USD) để mở rộng chương trình trợ cấp tiền lương cho những lao động mới vào nghề. Đây là biện pháp hỗ trợ mới nhất của Chính phủ Australia cho lực lượng lao động nước này trước những tác động nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19.

Australia dành hơn 30 triệu USD hỗ trợ các doanh nghiệp truyền thôngNạn nhân cháy rừng tại Australia có thể được trợ cấp 14.000 USD

Người dân xếp hàng trước một trung tâm phúc lợi ở Australia. Ảnh: TTXVN

Kế hoạch vừa được công bố bởi Văn phòng Thủ tướng Scott Morrison hôm nay (16/7) được coi là tín hiệu đầu tiên trong kế hoạch mà chính phủ của ông Morrison dự kiến sẽ tiến hành để thúc đẩy nền kinh tế ốm yếu của Australia sau tháng 9 tới, khi gói trợ cấp lương trị giá 60 tỷ đô la Úc hết hạn.

Theo đó, Chính phủ Australia sẽ mở rộng chương trình chi trả 50% tiền lương cho những lao động tập sự hoặc mới vào nghề ở các doanh nghiệp nhỏ, từ con số 80.000 hiện tại lên 180.000 lao động tập sự ở tất cả các ngành. Khung thời gian được hưởng trợ cấp cũng sẽ được kéo dài từ tháng 9 trong chương trình hiện tại đến tháng 3 năm sau.

Trong một động thái riêng biệt, Chính phủ nước này cũng sẽ chi thêm 500 triệu đô la Úc để giúp đào tạo lại công dân trong nước khi tình trạng thất nghiệp tăng vọt vì đại dịch COVID-19. Tỷ lệ thất nghiệp chính thức là 7%, nhưng nếu tính luôn cả những người nằm trong chương trình trợ cấp tiền lương, con số này sẽ tăng lên khoảng 13%.

Trước đây, Thủ tướng Morrison từng nói rằng, chương trình trợ cấp tiền lương mở rộng sẽ không được gia hạn mà thay vào đó là sự hỗ trợ cụ thể của từng ngành. Chi tiết đầy đủ về chương trình này dự kiến ​​sẽ được công bố vào ngày 23/7 tới khi Chính phủ Australia đưa ra bản cập nhật kinh tế và tài chính.

Ngân hàng Dự trữ Australia đã thúc giục chính phủ nước này mở rộng hỗ trợ tài chính, cảnh báo rằng nền kinh tế trong nước sẽ cần đến sự hỗ trợ ở quy mô lớn.

Australia đang dần rơi vào đợt suy thoái đầu tiên trong gần 3 thập kỷ qua do các biện pháp phong toả và hạn chế trong nhiều tháng để chống lại đại dịch COVID-19. Đáng chú ý, du lịch và giáo dục là những ngành đặc biệt gặp nhiều khó khăn.

Tính đến thời điểm hiện tại, Australia đã ghi nhận gần 11.000 trường hợp nhiễm COVID-19, trong đó có 113 ca tử vong. Con số này vẫn còn thấp hơn so với nhiều quốc gia khác, nhưng sự gia tăng số lượng các ca nhiễm mới trong những ngày gần đây đang gây ra nhiều lo ngại cho giới chức và người dân nước này.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.

Trung Quốc Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia
Trung Quốc: Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia

Trung Quốc tuyên bố nước này tin rằng đối với tất cả các quốc gia, các biện pháp ứng phó với COVID-19 cần dựa trên cơ sở khoa học và điều phối khéo léo, cân xứng mà không ảnh hưởng đến giao lưu và hợp tác thường xuyên giữa người với người, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết.