Chủ Nhật, 17/03/2019 21:36

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) sẽ diễn ra tại Davos vào tháng 1/2022

Sau nhiều lần thay đổi và quyết định hủy cuộc họp trong năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, mới đây, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tuyên bố sẽ diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ), tập trung giới tinh hoa trong lĩnh vực chính trị và kinh tế trên toàn thế giới đến tham dự vào tháng 1/2022.

Những tiếc nuối sau khi Diễn đàn WEF 2021 bị hủy bỏWEF hủy hội nghị thường niên năm 2021 tại Singapore

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) sẽ diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ) từ ngày 17-21/1/2022. Ảnh minh họa: Bloomberg/TTXVN/Vietnam+

WEF cho biết, sự kiện sẽ được tổ chức tại khu nghỉ dưỡng, trượt tuyết sang trọng trên dãy Alps của Thụy Sĩ hai năm sau lần cuối cùng diễn ra tại đây với chủ đề “Cùng nhau làm việc, Khôi phục lòng tin”.

Cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 17-21/1/2022, trở thành sự kiện lãnh đạo toàn cầu đầu tiên thiết lập chương trình nghị sự cho sự phục hồi bền vững.

Với sự kiện này, WEF nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác các nhà lãnh đạo với nhau để thảo luận về con đường vượt qua đại dịch COVID-19.

Trong khuôn khổ diễn đàn, các nhà lãnh đạo hàng đầu của doanh nghiệp, chính phủ và xã hội dân sự sẽ họp mặt trực tiếp để giải quyết những vấn đề về kinh tế, môi trường, chính trị và xã hội bị đại dịch làm cho trầm trọng. Diễn đàn sẽ tập trung vào việc khai thác công nghệ của Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 và đảm bảo một tương lai việc làm toàn diện hơn....

Vai trò của hợp tác công tư cũng là rất quan trọng để xây dựng lại lòng tin và định hình một tương lai bền vững hơn.

“Đại dịch đã mang lại những thay đổi sâu rộng. Trong một thế giới đầy bất ổn và căng thẳng, đối thoại cá nhân là quan trọng hơn bao giờ hết”, Người sáng lập và cũng là Chủ tịch điều hành của WEF Klaus Schwab khẳng định trong một tuyên bố.

Chỉ ra cách thức mà cuộc khủng hoảng đã “làm trầm trọng thêm sự rạn nứt trên toàn xã hội”, ban tổ chức nhấn mạnh sự cần thiết về việc các nhà lãnh đạo phải gặp gỡ trực tiếp và tạo ra quan hệ đối tác, cũng như nhiều chính sách mới.

Trong bối cảnh đại dịch tiếp tục hoành hành, các nhà tổ chức nhấn mạnh “sức khỏe của những người tham gia, nhân viên, nhà cung cấp dịch vụ và chủ nhà chính là ưu tiên”.

Hiện ban tổ chức đang làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Thụy Sĩ, cũng như các chuyên gia và tổ chức y tế ở cả trong nước và quốc tế để đưa ra những biện pháp và sự điều chỉnh phù hợp với bối cảnh.

Trước thềm hội nghị thường niên năm 2022, Diễn đàn sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Tác động Phát triển Bền vững lần thứ 5, diễn ra từ ngày 20-23/9/2021 trong khuôn khổ của Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ CNA & The Economic Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WEF Chi phí sinh hoạt là rủi ro ngắn hạn lớn nhất trên thế giới
WEF: Chi phí sinh hoạt là rủi ro ngắn hạn lớn nhất trên thế giới

Trong ấn bản mới nhất của Báo cáo rủi ro toàn cầu, được phát hành trước thềm Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, tổ chức này dự báo, thế giới sẽ chứng kiến thêm nhiều trường hợp tăng giá, những lo ngại về chi phí sinh hoạt, cũng như các lệnh cấm xuất khẩu.

“Hợp tác dựa trên sự tin cậy và theo định hướng hành động”
“Hợp tác dựa trên sự tin cậy và theo định hướng hành động”

Với chủ đề “Lịch sử ở giai đoạn bước ngoặt”, Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2022 đang diễn ra từ ngày 22-26/5 tại Davos (Thụy Sĩ) sẽ là hội nghị thường niên mang tính kịp thời và quan trọng nhất kể từ khi WEF được thành lập cách đây hơn 50 năm. Đây là phát biểu do Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Điều hành WEF đưa ra tại sự kiện năm nay.

Cam kết vì một ASEAN năng động hơn, cạnh tranh hơn
Cam kết vì một ASEAN năng động hơn, cạnh tranh hơn

Với tư cách là Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Campuchia tuyên bố cam kết tập trung vào tiến trình phục hồi hậu đại dịch, hướng đến xây dựng và thúc đẩy một khu vực ASEAN cạnh tranh và sôi động hơn.

38 lượng khí thải toàn cầu là từ xây dựng, vận hành các tòa nhà
38% lượng khí thải toàn cầu là từ xây dựng, vận hành các tòa nhà

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết: Việc xây dựng và vận hành các tòa nhà là nguyên nhân gây ra 38% lượng khí thải toàn cầu và cần có các giải pháp cấp bách để giúp đẩy nhanh quá trình khử Carbon trong môi trường xây dựng đô thị, với mục tiêu để hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 1,5 độ C.