Thứ Ba, 28/03/2017 07:39

Giải quyết bài toán giao thông và nhà ở để các thành phố châu Á ngày càng phát triển

Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2019 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phát hành đã chỉ ra rằng, để duy trì động lực tăng trưởng kinh tế và việc làm, các thành phố đang phát triển ở châu Á cần có mạng lưới giao thông hiệu quả và hệ thống nhà ở giá cả phải chăng, được thúc đẩy bởi chiến dịch quy hoạch đất đai và kinh tế hiệu quả.

Đô thị hóa và thương mại hóa ngành lâm nghiệp đang đe dọa các cánh rừng của châu ÁChâu Á với nỗ lực giải quyết vấn nạn ô nhiễm không khíADB với chiến lược 2030 nhằm giải quyết thách thức ở châu Á – Thái Bình DươngChâu Á - nơi có những thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giớiADB: Châu Á cần ưu tiên ứng phó với thảm họa khi rủi ro ngày càng tăng

Cần cải thiện cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu đang bùng nổ của các thành phố châu Á đang phát triển. Ảnh minh họa: Báo quốc tế

“Các thành phố ở châu Á đã và đang trở thành những nhân tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tạo ra cơ hội việc làm và tác động đến sự sáng tạo, đổi mới. Tuy nhiên, đây không phải là kết luận luôn đúng trong vài thập kỷ tới. Giải quyết cơ sở hạ tầng yếu kém, kẹt xe triền miên, cùng với nhiều vấn đề khác liên quan đến nhà ở, giáo dục và dịch vụ chăm sóc sức khỏe là điều kiện tiên quyết nếu các thành phố muốn duy trì tính năng động”, Nhà Kinh tế trưởng của ADB Yasuyuki Sawada cho hay.

Được biết, trong giai đoạn từ năm 1970 đến 2017, số lượng dân cư ở khu vực đô thị của châu Á đã chứng kiến mức tăng gấp 5 lần từ 375 triệu người lên thành 1,84 tỷ người. Dự đoán đến năm 2050, lượng cư dân đô thị sẽ đạt 3 tỷ người, tức bằng khoảng 64% tổng dân số khu vực. Về địa lý, các thành phố cũng đang phát triển và mở rộng mạnh mẽ, tức vượt ra khỏi ranh giới đã được xác định trước đó và kết nối với các khu vực xung quanh, tạo nên các cụm thành phố.

Tùy vào từng quốc gia, các thành phố được định nghĩa khác nhau. Sử dụng hình ảnh vệ tinh và dữ liệu dân số, ADB ước tính vào năm 2016, khu vực châu Á đang phát triển có 1.459 “thành phố tự nhiên” (natural cities). Trên diện tích đất liền khoảng 2,3%, các thành phố tự nhiên bao phủ 34,7% dân số châu Á. Trong đó, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Ấn Độ, Indonesia và Pakistan là bốn quốc gia chiếm khoảng 80% các thành phố tự nhiên có trên khu vực châu Á đang phát triển.

Theo thời gian, có nhiều thành phố tự nhiên đã phát triển và liên kết với nhau, tạo thành các cụm thành phố. Tính đến năm 2016, có tổng cộng 124 cụm thành phố trong khu vực, 28 trong số đó là nơi ở của 10 triệu người. Cụm thành phố lớn nhất là thành phố Thượng Hải của Trung Quốc, được liên kết bởi 53 thành phố tự nhiên.

Nhìn chung, để duy trì đà phát triển và trở thành môi trường việc làm sôi động, các thành phố cần hệ thống phương tiện giao thông công cộng hiệu quả và giá cả phải chăng như xe lửa, xe buýt, dịch vụ xe chia sẻ... Các dịch vụ này sẽ góp phần giảm tình trạng tắc nghẽn tại các thành phố như Manila (Philippines); Kuala Lumpur (Malaysia) và Yangon (Myanmar). Ngoài ra, chính phủ cũng nên đảm bảo diện tích đất xây dựng nhà giá rẻ, cải thiện mạng lưới giao thông công cộng để phục vụ nhu cầu sử dụng ngày càng tăng trong tương lai.

Đan Lê (Lược dịch từ ADB)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương khắc phục vướng mắc trong cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến
Khẩn trương khắc phục vướng mắc trong cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương rà soát, khắc phục vướng mắc liên quan đến dịch vụ công trực tuyến đổi giấy phép lái xe trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; chấn chỉnh việc trực hỗ trợ, phục vụ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến này.

Biến nhà ở thành nơi nghỉ dưỡng
Biến nhà ở thành nơi nghỉ dưỡng

Thay vì đến khu nghỉ dưỡng, nhiều gia đình đã tự tạo cho mình không gian nghỉ ngơi, dưỡng sinh ngay tại nhà. Đây là lựa chọn vừa tiết kiệm, hợp sở thích, vừa thú vị để trải nghiệm và tận hưởng cuộc sống.

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.