Thứ Bảy, 30/06/2018 08:13

Mỹ xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ khách quốc tế

Cuộc khủng hoảng gây nên bởi đại dịch COVID-19 của Đức có thể sẽ kéo dài đến năm 2021, ngay cả khi vaccine đã mang lại một số hi vọng tích cực, nữ Thủ tướng Angela Merkel cho biết trong một thông điệp mừng năm mới.

Cập nhật Covid-19: Thế giới gần 6 triệu ca mắc, 360.691 ca tử vongNam Phi thắt chặt lệnh cấm, tăng cường hạn chế để chống dịch COVID-19Canada xác nhận hai trường hợp nhiễm virus Corona biến chủng mới ở AnhBiến thể SARS-CoV-2 khiến thế giới đứng trước nguy cơ uổng phí hy sinh 1 năm chống dịchDịch COVID-19: Số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn cầu vượt mốc 80 triệu

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới vẫn vô cùng căng thẳng. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Báo Bình Dương

“Những ngày này và những tuần này là thời điểm khó khăn đối với đất nước chúng ta và điều đó có thể sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa”, Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo.

Cụ thể, trong bài phát biểu cuối năm với tư cách là thủ tướng sau 4 nhiệm kỳ tại vị, thông điệp được bà Angela Merkel đưa ra đặc biệt rất tỉnh táo. Bên cạnh nhận định về tình hình dịch bệnh sẽ còn kéo dài ở Đức, nữ thủ tướng cũng lên tiếng dành lời cảm ơn cho đại đa số người dân Đức đã tuân thủ các hạn chế do chính quyền đưa ra để nỗ lực giảm thiểu tối đa nguy cơ dịch bệnh lây lan rộng hơn. Thêm vào đó, Thủ tướng cũng phê phán hành vi xuống đường biểu tình của một bộ phận người Đức, cũng như việc phớt lờ đeo khẩu trang.

Đức – đất nước được ca ngợi vì đã xử lý tốt đợt dịch đầu tiên nay đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch thứ hai.

COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 32.000 người ở Đức. Ghi nhận ngày 30/12, lần đầu tiên nước này có số ca tử vong trong ngày do COVID-19 vượt quá 1.000 trường hợp. Chính phủ Đức đã ra lệnh phong tỏa một phần đất nước cho đến ngày 10/1, với hầu hết các trường học, cửa hàng, trung tâm văn hóa và giải trí đều phải tạm ngưng hoạt động.

Cũng trong diễn biến của đại dịch, chính phủ Mỹ có thể sẽ mở rộng yêu cầu xét nghiệm COVID-19 đối với du khách quốc tế đến đây bằng đường hàng không, bên cạnh người Anh. Nhiều khả năng quy định mới sẽ được triển khai vào tuần tới.

Theo đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ (CDC) vào ngày 30/12 đã có cuộc họp kéo dài đối với các hãng hàng không Mỹ để thảo luận về việc mở rộng yêu cầu xét nghiệm COVID-19 cho du khách đến từ nhiều quốc gia.

Trước đó, từ đầu tuần, giới chức Mỹ đã yêu cầu tất cả hành khách đi máy bay từ Anh đến Mỹ, bao gồm cả công dân Mỹ phải xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 72h kể từ khi khởi hành. Những nỗ lực hiện đang được tiến hành ở Mỹ để đánh giá mức độ hiệu quả trong giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc xét nghiệm và các biện pháp phòng ngừa khác, cũng như xem xét đạt được một mức độ phù hợp về tiêu chuẩn cho các cách tiếp cận hài hòa để phục hồi trở lại du lịch hàng không quốc tế.

Tính đến 7h55p ngày 31/12 theo giờ Việt Nam, Mỹ ghi nhận hơn 20,2 triệu ca nhiễm COVID-19, cao nhất thế giới. Trong đó có hơn 350.000 người đã tử vong và hơn 11,9 triệu bệnh nhân đã bình phục. Đức cũng có hơn 1,7 triệu ca nhiễm, hơn 33.100 người tử vong và hơn 1,3 triệu người đã bình phục

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.