Chủ Nhật, 03/06/2018 08:59

Năm 2020 có thể là năm nóng thứ hai trong lịch sử

Năm 2020 đang trên đà trở thành năm nóng thứ hai lịch sử được ghi nhận, chỉ sau năm 2016, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) thông tin.

Liên Hiệp quốc: Hợp tác khí hậu hoặc thế giới sẽ diệt vongDịch bệnh chưa “hạ nhiệt” ở Nam Mỹ, Nga đã có thuốc chữa Covid-19Thế giới vừa trải qua tháng 9 nóng nhất lịch sửTương lai việc làm chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậuMực nước biển có thể dâng thêm tới hơn 2m vào năm 2100

Nhiệt độ ngày càng tăng cao kéo theo nhiều hiện tương thời tiết cực đoan cho toàn thế giới. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Tuổi trẻ Online

Theo đó, 5 bộ dữ liệu đều cho thấy 2020 là năm đặc trưng với các đợt nắng nóng, hạn hán, cháy rừng và cuồng phong. Đây là năm có nhiệt độ nóng thứ hai kể từ khi kỷ lục bắt đầu được ghi nhận vào năm 1850.

“Năm 2020 có thể lọt top 3 những năm ấm nóng nhất được ghi nhận trên toàn cầu”, Tổ chức WMO của Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Geneva nhận định trong Báo cáo Khí hậu Toàn cầu năm 2020 cho hay.

Được biết, bị thiêu đốt bởi nhiệt độ cực cao, các đám cháy rừng nghiêm trọng đã bùng lên khắp Australia, Siberia và Mỹ trong năm nay, kéo theo là những cột khói khổng lồ trên toàn cầu. Không dừng lại ở đó, cũng theo WMO, hiện tượng ít gặp cũng xuất hiện là nhiệt độ biển tăng lên mức kỷ lục, với hơn 80% đại dương đang trải qua một đợt sóng nhiệt.

Tổng thư ký WMO Petteri Taalas cho biết: “Thật không may, năm 2020 lại là năm đặc biệt khác đối với khí hậu của chúng ta. Nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2020 được thiết lập là cao hơn 1,2oC so với mức tiền công nghiệp”.

Cùng lúc, vị lãnh đạo thúc giục các nước triển khai nhiều hơn nữa chuỗi nỗ lực để hạn chế lượng khi thải gây ra biến đổi khí hậu.

Trong một thông tin khác có liên quan, WMO cho biết, năm 2020 dường như là năm nóng thứ hai từ trước đến nay. Song sự khác biệt giữa ba năm nóng nhất là rất nhỏ. Báo cáo của tổ chức ghi rõ, các năm từ 2015 đến 2020 có thể là “sáu năm nóng nhất được ghi nhận”. Nhiệt độ trung bình trong 5-10 năm qua cũng là nhiệt độ cao nhất.

Đây là kết quả tổng kết từ số liệu cập nhật nhiệt độ từ tháng 1 đến tháng 10. Bản báo cáo cuối cùng của năm 2020 sẽ được công bố vào tháng 3/2021.

Tháng trước, WMO thông tin lượng khí nhà kính đã tăng lên mức kỷ lục mới vào năm 2019 và tiếp tục tăng cho đến nay, dù lượng khí thải có giảm do các biện pháp hạn chế, phong tỏa triển khai để chống dịch COVID-19 và những năm nóng nhất thường liên quan đến El Nino, một hiện tượng giải phóng nhiệt tự nhiên từ Thái Bình Dương.

Riêng năm nay, bất chấp có hiện tượng La Nina trong chu kỳ, song vẫn không đủ để giữ mức nhiệt. Điều này đã và đang đặt ra câu hỏi cho toàn thế giới rằng năm 2020 liệu có thể nóng đến đâu nếu không có La Nina.

Nghiêm trọng không kém, WMO cho biết, hơn 80% diện tích đại dương đã trải qua ít nhất là 1 đợt sóng nhiệt vào năm 2020. Gần đây, mực nước biển tăng với tốc độ cao hơn, một phần đến từ sự tan chảy của các tảng băng ở Greenland và Nam cực ngày một nhiều.

Với tình hình này, WMO dự đoán có ít nhất 1/5 khả năng mức nhiệt độ tạm thời trên cơ sở hàng năm sẽ vượt quá 1,5oC vào năm 2024.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WMO Nồng độ CO2 và mêtan trong khí quyển cao kỷ lục
WMO: Nồng độ CO2 và mêtan trong khí quyển cao kỷ lục

Theo một báo cáo mới do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố, nồng độ của carbon dioxide (CO2), mêtan, và nitrous oxide (N2O) trong khí quyển, 3 loại khí nhà kính chính đang làm hành tinh nóng lên đều đã chạm mức cao kỷ lục mới trong năm ngoái.

Châu Âu Mùa hè năm 2022 là mùa hè nóng nhất từng được ghi nhận
Châu Âu: Mùa hè năm 2022 là mùa hè nóng nhất từng được ghi nhận

Cơ quan giám sát vệ tinh của Ủy ban châu Âu (EC) ngày 8/9 cho biết, mùa hè năm 2022 là mùa hè nóng nhất trong lịch sử được ghi nhận của khu vực châu Âu, khi lục địa này chìm trong những đợt sóng nhiệt phá vỡ kỷ lục, và tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thế kỷ.

Sóng nhiệt và cháy rừng làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí
Sóng nhiệt và cháy rừng làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí

Theo một cảnh báo của Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa đưa ra sáng nay (7/9), các đợt sóng nhiệt và cháy rừng ngày càng thường xuyên và dữ dội hơn do biến đổi khí hậu dự kiến ​​sẽ làm xấu chất lượng không khí mà chúng ta hít thở, gây hại cho sức khỏe con người và hệ sinh thái.